Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp được cấp cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp có giá trị trong bao nhiêu năm?
- Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp được cấp cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp có giá trị trong bao nhiêu năm?
- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp được công nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Mục tiêu của kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp được quy định ra sao?
Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp được cấp cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp có giá trị trong bao nhiêu năm?
Căn cứ khoản 1 Điều 68 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định công nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp như sau:
Công nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp
1. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, chương trình đào tạo đã được kiểm định chất lượng nếu đạt yêu cầu thì được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp. Giấy chứng nhận có giá trị trong thời hạn 05 năm.
2. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, chương trình đào tạo không duy trì được chất lượng theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp thì bị thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.
Đối chiếu quy định trên, cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã được kiểm định chất lượng nếu đạt yêu cầu thì được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.
Do đó, giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp được cấp cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp có giá trị trong thời hạn 05 năm.
Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp (Hình từ Internet)
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp được công nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ Điều 69 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp được công nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp được công nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp
1. Duy trì và tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp.
2. Hằng năm, báo cáo kết quả tự đánh giá với cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp.
3. Được hưởng chính sách hỗ trợ đầu tư để nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp và được tham gia đấu thầu thực hiện chỉ tiêu giáo dục nghề nghiệp theo đơn đặt hàng của Nhà nước.
Theo đó, cơ sở giáo dục nghề nghiệp được công nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
- Duy trì và tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp.
- Hằng năm, báo cáo kết quả tự đánh giá với cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp.
- Được hưởng chính sách hỗ trợ đầu tư để nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp và được tham gia đấu thầu thực hiện chỉ tiêu giáo dục nghề nghiệp theo đơn đặt hàng của Nhà nước.
Mục tiêu của kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp được quy định ra sao?
Căn cứ Điều 65 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định mục tiêu đối tượng, nguyên tắc kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp như sau:
Mục tiêu, đối tượng, nguyên tắc kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp
1. Mục tiêu của kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp bao gồm:
a) Bảo đảm và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp;
b) Xác nhận mức độ đáp ứng mục tiêu giáo dục nghề nghiệp trong từng giai đoạn nhất định của cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc chương trình giáo dục nghề nghiệp.
2. Đối tượng kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp bao gồm:
a) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
b) Chương trình đào tạo các trình độ giáo dục nghề nghiệp.
3. Việc kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
a) Độc lập, khách quan, đúng pháp luật;
b) Trung thực, công khai, minh bạch;
c) Bình đẳng, định kỳ;
d) Bắt buộc đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp và chương trình đào tạo các ngành, chuyên ngành hoặc nghề trọng điểm quốc gia, khu vực, quốc tế; cơ sở giáo dục nghề nghiệp và chương trình đào tạo các ngành, nghề phục vụ yêu cầu công tác quản lý nhà nước.
Như vậy, mục tiêu của kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp bao gồm:
- Bảo đảm và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp;
- Xác nhận mức độ đáp ứng mục tiêu giáo dục nghề nghiệp trong từng giai đoạn nhất định của cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc chương trình giáo dục nghề nghiệp.
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/NTMH/09012025/toan-van-thong-tu-14-2024-ve-kiem-dinh-chat-luong-giao-duc-nghe-nghiep.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/TN/221022/Giay-chung-nhan-dat-tieu-chuan-kiem-dinh-chat-luong-co-so-giao-duc-nghe-nghiep.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/NHPT/kiem-dinh.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/THN/DINH-CHI-HOAT-DONG.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/NHPT/chung-nhan.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/NHPT/kiem-dinh-giao-duc.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/NHPT/thu-hoi-kiem-dinh.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/KL/kiem-dinh-chat-luong-giao-duc-nghe-nghiep.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/NHPT/kiem-dinh-chat-luong-nghe.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//phap-luat/2022/NhatVy/290722/X%C3%B3a%20t%C3%AAn%20%C4%91%E1%BA%A3ng%20vi%C3%AAn%20(61).jpg)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phân vùng môi trường như thế nào? Yêu cầu về bảo vệ môi trường theo phân vùng môi trường được quy định như thế nào?
- Nhà thờ có được xem là cơ sở tôn giáo không? Ai có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo tại nhà thờ của tổ chức tôn giáo?
- Tòa án nào sẽ có nhiệm vụ thực hiện việc tổng kết thực tiễn xét xử? Thẩm quyền chỉ đạo việc tổng kết thực tiễn xét xử?
- Giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục ra sao? Trình tự giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục thế nào?
- Khi thực hiện nghiệp vụ thương lượng thanh toán cho khách hàng là người không cư trú thì ngân hàng thương mại có quyền gì?