Giấy chứng nhận Điều tra viên bị mất thì có bắt buộc phải báo cáo giải trình bằng văn bản không?
Giấy chứng nhận Điều tra viên do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao cấp cho ai?
Giấy chứng nhận Điều tra viên do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao cấp theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 01/2015/TT-VKSTC như sau:
Giấy chứng nhận Điều tra viên
1. Giấy chứng nhận Điều tra viên do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao cấp cho: Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng, Điều tra viên các ngạch thuộc Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương.
2. Mẫu Giấy chứng nhận Điều tra viên như sau:
a) Kích thước: Chiều dài 95 mm, chiều rộng 62 mm;
b) Mặt trước: Nền đỏ, trên cùng là dòng chữ “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” màu vàng, in hoa, cỡ chữ 11; ở giữa là hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phía dưới Quốc huy là dòng chữ “Giấy chứng nhận Điều tra viên” màu vàng, in hoa, cỡ chữ 13.
c) Mặt sau: Nền trắng có hoa văn chìm, màu hồng; có một đường gạch chéo màu đỏ rộng 8 mm, chạy từ góc dưới bên trái lên góc trên bên phải, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh; có phù hiệu ngành Kiểm sát ở góc trên bên trái; có ảnh của Điều tra viên ở góc dưới bên trái, cỡ 23x30 mm; có thông tin về họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, chức danh, đơn vị công tác; nhiệm kỳ; chữ ký của Viện trưởng và dấu của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Như vậy, theo quy định trên thì giấy chứng nhận Điều tra viên do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao cấp cho: Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng, Điều tra viên các ngạch thuộc Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương.
Giấy chứng nhận Điều tra viên bị mất thì có phải báo cáo giải trình bằng văn bản hay không theo quy định? (Hình từ Internet)
Giấy chứng nhận Điều tra viên bị mất thì có phải báo cáo giải trình bằng văn bản không?
Giấy chứng nhận Điều tra viên bị mất thì có phải báo cáo giải trình bằng văn bản không, thì theo quy định tại khoản 4 Điều 7 Thông tư 01/2015/TT-VKSTC như sau:
Cấp, đổi, thu hồi trang phục, Giấy chứng minh Kiểm sát viên, Giấy chứng nhận Điều tra viên, Giấy chứng nhận Kiểm tra viên
1. Công chức, viên chức khi được tuyển dụng, tiếp nhận làm việc trong ngành Kiểm sát nhân dân được cấp trang phục theo quy định. Viện kiểm sát nhân dân tối cao cấp trang phục cho công chức, viên chức công tác tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Viện kiểm sát nhân dân cấp cao cấp trang phục, cho công chức, người lao động công tác tại Viện kiểm sát nhân dân cấp cao; Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh cấp trang phục cho công chức, người lao động công tác tại Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện.
2. Công chức khi được bổ nhiệm các chức danh tư pháp lần đầu được Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao cấp Giấy chứng minh Kiểm sát viên, Giấy chứng nhận Điều tra viên, Giấy chứng nhận Kiểm tra viên theo quy định.
3. Khi thay đổi chức danh tư pháp hoặc đơn vị công tác thì công chức đề nghị Thủ trưởng đơn vị có văn bản trình Viện trưởng Viện kiểm sát nhân tối cao cấp đổi Giấy chứng minh Kiểm sát viên, Giấy chứng nhận Điều tra viên, Giấy chứng nhận Kiểm tra viên, cấp hiệu, biển tên phù hợp.
4. Phù hiệu, cấp hiệu, Giấy chứng minh Kiểm sát viên, Giấy chứng nhận Điều tra viên, Giấy chứng nhận Kiểm tra viên bị mất hoặc bị hư hỏng thì công chức, viên chức phải báo cáo giải trình bằng văn bản với Thủ trưởng đơn vị để trình cấp có thẩm quyền xem xét, cấp lại.
…
Như vậy, theo quy định trên thì giấy chứng nhận Điều tra viên bị mất thì phải báo cáo giải trình bằng văn bản với Thủ trưởng đơn vị để trình cấp có thẩm quyền xem xét, cấp lại.
Giấy chứng nhận Điều tra viên được sử dụng thay thế căn cước công dân không?
Giấy chứng nhận Điều tra viên được sử dụng thay thế căn cước công dân không, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Thông tư 01/2015/TT-VKSTC như sau:
Sử dụng Giấy chứng minh Kiểm sát viên, Giấy chứng nhận Điều tra viên, Giấy chứng nhận Kiểm tra viên
1. Chỉ sử dụng Giấy chứng minh Kiểm sát viên, Giấy chứng nhận Điều tra viên, Giấy chứng nhận Kiểm tra viên trong khi thi hành nhiệm vụ.
2. Không sử dụng Giấy chứng minh Kiểm sát viên, Giấy chứng nhận Điều tra viên, Giấy chứng nhận Kiểm tra viên thay giấy giới thiệu, giấy chứng minh nhân dân và các loại giấy tờ tùy thân khác vào việc riêng hoặc việc trái pháp luật khác.
Theo quy định trên thì không sử dụng Giấy chứng nhận Điều tra viên thay giấy giới thiệu, giấy chứng minh nhân dân và các loại giấy tờ tùy thân khác vào việc riêng hoặc việc trái pháp luật khác.
Như vậy, giấy chứng nhận Điều tra viên không được sử dụng thay thế căn cước công dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?