Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện là gì? Có Giấy chứng nhận này người thân có được truyền máu miễn phí?
Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện là gì?
Theo tiểu mục 1 Mục I Quy định về việc cấp, sử dụng và quản lý Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện ban hành kèm theo Quyết định 1995/2004/QĐ-BYT quy định như sau:
I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1. Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện ban hành kèm theo Quyết định này được sử dụng thống nhất trong các cơ sở y tế công lập có chức năng thu gom máu, để cấp cho người hiến máu tình nguyện thực hiện theo Thông tư liên tịch số 12/2004/TTLB-BYT-BTC ngày 25-2-2004 của Bộ Y tế và Bộ Tài chính về việc hướng dẫn mức giá cho một đơn vị máu đạt tiêu chuẩn.
2. Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện nhằm tôn vinh nghĩa cử cao đẹp của người hiến máu.
3. Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện có giá trị miễn phí truyền máu khi bản thân người hiến máu tình nguyện có nhu cầu truyền máu tại các cơ sở y tế công lập trong toàn quốc.
Như vậy, Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện nhằm tôn vinh nghĩa cử cao đẹp của người hiến máu và được cấp cho người hiến máu.
Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện có giá trị miễn phí truyền máu khi bản thân người hiến máu tình nguyện có nhu cầu truyền máu tại các cơ sở y tế công lập trong toàn quốc.
Có Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện thì người thân có được truyền máu miễn phí không?
Theo tiết a tiểu mục 4 và tiểu mục 6 Mục II Quy định về việc cấp, sử dụng và quản lý Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện ban hành kèm theo Quyết định 1995/2004/QĐ-BYT quy định về trách nhiệm của cơ sở y tế thu gom máu như sau:
II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
...
4. Các cơ sở khám chữa bệnh công lập có trách nhiệm:
a) Truyền máu miễn phí cho người hiến máu tình nguyện khi có nhu cầu, số lượng máu truyền miễn phí tối đa bằng số lượng máu đã hiến được ghi trong Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện.
b) Sau khi truyền máu, cơ sở y tế có trách nhiệm ký tên, đóng dấu vào mặt sau Giấy chứng nhận (phẫu dành riêng cho các cơ sở y tế).
5. Người hiến máu tình nguyện có trách nhiệm: giữ gìn, bảo quản Giấy chứng nhận, đảm bảo không rách nát, không tẩy xóa và xuất trình Giấy chứng nhận khi có nhu cầu truyền máu cho bản thân với các cơ sở y tế công lập.
6. Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện không còn giá trị để được truyền máu miễn phí khi người hiến máu đã được truyền máu miễn phí bằng đúng số máu đã hiến (do cơ sở y tế xác nhận trên Giấy chứng nhận) hoặc Giấy chứng nhận bị rách nát, tẩy xóa.
7. Một số nội dung cần chú ý: Địa chỉ: Ghi rõ địa chỉ thường trú của người hiến máu tình nguyện.
Đơn vị tiếp nhận máu: Cần ghi rõ tên cơ sở y tế thực hiện thu gom máu.
Số lượng: Đánh dấu (x) vào ô trống ứng với số lượng máu thu gom.
Như vậy, căn cứ các quy định nêu trên thì Giấy chứng nhận hiến máu tình tuyện chỉ có giá trị sử dụng đối với bản thân người hiến máu.
Giấy chứng nhận hiến máu tình tuyện không có giá trị sử dụng đối với người thân của người hiến máu hoặc bất cứ người nào khác mà không phải bản thân người hiến máu.
Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện là gì? Có Giấy chứng nhận này người thân có được truyền máu miễn phí? (Hình từ Internet)
Người hiến máu tình nguyện có trách nhiệm như thế nào?
Theo tiểu mục 5 Mục II Quy định về việc cấp, sử dụng và quản lý Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện ban hành kèm theo Quyết định 1995/2004/QĐ-BYT quy định về trách nhiệm của cơ sở y tế thu gom máu như sau:
II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
...
4. Các cơ sở khám chữa bệnh công lập có trách nhiệm:
a) Truyền máu miễn phí cho người hiến máu tình nguyện khi có nhu cầu, số lượng máu truyền miễn phí tối đa bằng số lượng máu đã hiến được ghi trong Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện.
b) Sau khi truyền máu, cơ sở y tế có trách nhiệm ký tên, đóng dấu vào mặt sau Giấy chứng nhận (phẫu dành riêng cho các cơ sở y tế).
5. Người hiến máu tình nguyện có trách nhiệm: giữ gìn, bảo quản Giấy chứng nhận, đảm bảo không rách nát, không tẩy xóa và xuất trình Giấy chứng nhận khi có nhu cầu truyền máu cho bản thân với các cơ sở y tế công lập.
6. Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện không còn giá trị để được truyền máu miễn phí khi người hiến máu đã được truyền máu miễn phí bằng đúng số máu đã hiến (do cơ sở y tế xác nhận trên Giấy chứng nhận) hoặc Giấy chứng nhận bị rách nát, tẩy xóa.
7. Một số nội dung cần chú ý: Địa chỉ: Ghi rõ địa chỉ thường trú của người hiến máu tình nguyện.
Đơn vị tiếp nhận máu: Cần ghi rõ tên cơ sở y tế thực hiện thu gom máu.
Số lượng: Đánh dấu (x) vào ô trống ứng với số lượng máu thu gom.
Như vậy, người hiến máu tình nguyện có trách nhiệm: giữ gìn, bảo quản Giấy chứng nhận, đảm bảo không rách nát, không tẩy xóa và xuất trình Giấy chứng nhận khi có nhu cầu truyền máu cho bản thân với các cơ sở y tế công lập.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguồn thu của Quỹ Hiểu về trái tim bao gồm những gì? Định mức chi hoạt động quản lý Quỹ Hiểu về trái tim?
- Người nước ngoài có được sở hữu căn hộ chung cư tại Việt Nam bằng cách mua lại nhà ở của người nước ngoài đã sở hữu nhà ở không?
- Tiến độ xây dựng nhà chung cư là bất động sản hình thành trong tương lai phải được công khai trước khi đưa vào kinh doanh đúng không?
- Người làm công tác y tế trong công ty thuộc nhóm 5 hay nhóm 6 trong 6 nhóm đối tượng tham dự khóa huấn luyện an toàn vệ sinh lao động?
- Ban đại diện quỹ đại chúng do ai bầu? Cuộc họp Ban đại diện quỹ đại chúng được tổ chức khi có bao nhiêu thành viên dự họp?