Giấy chứng nhận hộ nghèo do Ủy ban nhân dân cấp có giá trị sử dụng trong thời hạn bao lâu? Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc quản lý hộ nghèo tại địa phương như thế nào?
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc quản lý hộ nghèo tại địa phương như thế nào?
Căn cứ Điều 10 Quyết định 24/2021/QĐ-TTg quy định về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp như sau:
"Điều 10. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
....
3. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã
a) Thành lập Ban Chỉ đạo rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo cấp xã do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã làm Trưởng ban; công chức được giao nhiệm vụ làm công tác giảm nghèo cấp xã làm Phó Trưởng Ban Chỉ đạo; công chức được giao nhiệm vụ làm công tác tài chính, y tế, giáo dục, xây dựng, thông tin và truyền thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn, các trưởng thôn trên địa bàn và cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội được phân công theo dõi tại xã làm thành viên.
Ban Chỉ đạo rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo cấp xã giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã:
- Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn.
- Phổ biến, tuyên truyền mục đích, ý nghĩa, yêu cầu của công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm trên các phương tiện truyền thông; chủ động phát hiện hộ gia đình gặp khó khăn, biến cố rủi ro trong năm để hướng dẫn hộ gia đình đăng ký rà soát.
- Tổ chức lực lượng rà soát viên thực hiện công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn.
- Tổ chức thực hiện rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm và xác định hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình trên địa bàn theo quy định.
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo; danh sách hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo và cấp Giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo; công nhận hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình.
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện về kết quả rà soát nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo trên địa bàn theo quy định tại Điều 7 Quyết định này.
d) Tổ chức xác định hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình khi nhận được giấy đề nghị của hộ gia đình.
d) Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc rà soát, quản lý hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ có mức sống trung bình trên địa bàn."
Bạn tham khảo các quy định trên để biết các thông tin chi tiết về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân xã trong quản lý hộ nghèo tại địa phương.
Việc thực hiện rà soát hộ nghèo trong khu vực của Ủy ban nhân dân cấp xã thì phải dùng đến nguồn kinh phí ở đâu?
Theo Điều 8 Quyết định 24/2021/QĐ-TTg quy định về kinh phí thực hiện như sau:
"Điều 8. Kinh phí thực hiện
Kinh phí thực hiện rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm và xác định hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình giai đoạn 2022 - 2025 do ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước."
Giấy chứng nhận hộ nghèo do Ủy ban nhân dân cấp có giá trị sử dụng trong thời hạn bao lâu?
Thời hạn sử dung của Giấy chứng nhận hộ nghèo
Căn cứ Điều 4 Thông tư 17/2016/TT-BLĐTBXH quy định về thời điểm rà soát như sau:
"Điều 4. Thời điểm rà soát
1. Thời điểm tổ chức rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo định kỳ hằng năm được thực hiện từ ngày 01 tháng 9 đến hết ngày 31 tháng 12 của năm.
..."
Căn cứ theo Điều 3 Quyết định 24/2021/QĐ-TTg quy định về thời gian rà soát hộ nghèo như sau:
"Điều 3. Thời gian rà soát, xác định
1. Thời gian rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm như sau:
a) Định kỳ mỗi năm 01 lần: thực hiện từ ngày 01 tháng 9 đến hết ngày 14 tháng 12 của năm.
b) Thường xuyên hằng năm: mãi tháng 01 lần, thực hiện từ ngày 15 hằng tháng.
2. Thời gian xác định hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình thực hiện từ ngày 15 hằng tháng."
Đồng thời tại Phụ lục 2e Thông tư 17/2016/TT-BLĐTBXH có lưu ý:
"NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý:
1. Giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo được cấp cho các hộ gia đình làm căn cứ để xác định những người có tên trên giấy được thụ hưởng các chính sách dành cho hộ nghèo, hộ cận nghèo.
2. Trong cả giai đoạn 2016-2020, mỗi hộ gia đình được công nhận là hộ nghèo, hộ cận nghèo được cấp 01 giấy chứng nhận duy nhất do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định chứng nhận (ký tên, đóng dấu). Hằng năm Ủy ban nhân dân cấp xã căn cứ kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn để đóng dấu xác nhận phân loại hộ gia đình vào các ô Hộ nghèo, Hộ cận nghèo trong năm thực hiện để làm cơ sở thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo. Mỗi dấu xác nhận sẽ chỉ có giá trị đến hết ngày 31 tháng 12 của cùng năm thực hiện."
Tuy nhiên hiện tại quy định mới tại Thông tư 14/2018/TT-BLĐTBXH không còn nội dung lưu ý này nữa. Theo đó có thể hiểu mỗi gia đình sẽ được cấp một giấy xác nhận hộ nghèo; giấy này sẽ có giá trị cho đến thời điểm rà soát mới. Do đó nếu hiện tại tại địa phương vẫn chưa tổ chức thực hiện rà soát, thì giấy chứng nhận hộ nghèo vẫn có giá trị sử dụng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?