Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn tiền chất thuốc nổ có hiệu lực bao lâu theo Nghị định 181?
Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn tiền chất thuốc nổ có hiệu lực bao lâu theo Nghị định 181?
Căn cứ vào khoản 7 Điều 14 Nghị định 181/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Thủ tục kiểm tra, cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn tiền chất thuốc nổ
...
6. Hồ sơ quy định tại khoản 1, điểm c khoản 5 Điều này nộp trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Quốc phòng đối với các tổ chức, doanh nghiệp thuộc thẩm quyền cấp giấy chứng nhận huấn luyện của Bộ Quốc phòng, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, sử dụng tiền chất thuốc nổ đối với các tổ chức, doanh nghiệp thuộc thẩm quyền cấp giấy chứng nhận huấn luyện của Sở Công Thương hoặc gửi qua đường bưu chính hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 11 Nghị định này.
7. Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn tiền chất thuốc nổ có hiệu lực trong thời hạn 02 năm kể từ ngày cấp và có giá trị trên phạm vi toàn quốc.
Theo đó, Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn tiền chất thuốc nổ có hiệu lực trong vòng 02 năm kể từ ngày cấp và có giá trị trên phạm vi toàn quốc.
Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn tiền chất thuốc nổ có hiệu lực bao lâu theo Nghị định 181? (Hình từ Internet)
Đối tượng nào phải huấn luyện kỹ thuật an toàn tiền chất thuốc nổ?
Căn cứ Điều 10 Nghị định 181/2024/NĐ-CP quy định về đối tượng phải huấn luyện kỹ thuật an toàn tiền chất thuốc nổ như sau:
- Người được giao quản lý kho, nơi cất giữ tiền chất thuốc nổ phải được huấn luyện và cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn tiền chất thuốc nổ.
- Trường hợp người được giao quản lý kho, nơi cất giữ tiền chất thuốc nổ đã được huấn luyện và cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp thì không phải thực hiện huấn luyện và cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn tiền chất thuốc nổ trong thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp.
Có mấy hình thức huấn luyện kỹ thuật an toàn tiền chất thuốc nổ theo Nghị định 181?
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Nghị định 181/2024/NĐ-CP như sau:
Tổ chức huấn luyện kỹ thuật an toàn tiền chất thuốc nổ
1. Tổ chức, doanh nghiệp quản lý tiền chất thuốc nổ có trách nhiệm:
a) Biên soạn tài liệu và tổ chức huấn luyện cho người được giao quản lý kho, nơi cất giữ tiền chất thuốc nổ theo nội dung quy định tại Điều 12 Nghị định này và phù hợp với tình hình bảo quản tiền chất thuốc nổ của tổ chức;
b) Lựa chọn người huấn luyện phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều này;
c) Đề nghị cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 11 Nghị định này kiểm tra, cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn tiền chất thuốc nổ cho người được giao quản lý kho, nơi cất giữ tiền chất thuốc nổ;
d) Quản lý, theo dõi công tác huấn luyện cho người được giao quản lý kho, nơi cất giữ tiền chất thuốc nổ;
đ) Căn cứ tình hình sản xuất, tổ chức, doanh nghiệp có bảo quản tiền chất thuốc nổ có thể kết hợp tổ chức huấn luyện kỹ thuật an toàn tiền chất thuốc nổ với huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Việc tổ chức huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phải đảm bảo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
2. Người huấn luyện kỹ thuật an toàn tiền chất thuốc nổ phải có trình độ đại học trở lên và có kinh nghiệm thực tế làm việc về kỹ thuật an toàn tiền chất thuốc nổ, an toàn hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp từ 05 năm liền kề trở lên hoặc làm việc trong lĩnh vực quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ, hóa chất từ 03 năm liền kề trở lên; có kiến thức pháp luật về tiền chất thuốc nổ.
3. Hình thức huấn luyện
a) Huấn luyện lần đầu: Các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định này phải được huấn luyện trước khi được giao quản lý kho bảo quản tiền chất thuốc nổ. Thời gian huấn luyện ít nhất là 12 giờ;
b) Huấn luyện định kỳ: Các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định này được huấn luyện 02 năm một lần. Thời gian huấn luyện bằng một nửa (1/2) thời gian huấn luyện lần đầu;
c) Huấn luyện lại: Các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định này phải thực hiện huấn luyện lại khi kết quả kiểm tra không đạt yêu cầu. Thời gian huấn luyện bằng một nửa (1/2) thời gian huấn luyện lần đầu.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì có 03 hình thức huấn luyện kỹ thuật an toàn tiền chất thuốc nổ bao gồm:
- Huấn luyện lần đầu
- Huấn luyện định kỳ
- Huấn luyện lại
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/TLV/07-02-2025/tien-chat-thuoc-no.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/TLV/07-02-2025/thuoc-no.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/NDBT/thu-tuc-kiem-tra-chat-luong-an-toan-tien-chat-thuoc-no.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/PPK/huan-luyen-thuoc-no.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/TV/230927/tien-chat-thuoc-no-2.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/TN/191222/Tien-chat-thuoc-no-4.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/TN/191222/Tien-chat-thuoc-no-1.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/TL/230703/thuoc-no-2.jpg)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thiết bị thông minh hỗ trợ chỉ huy điều khiển giao thông là gì? Mục đích sử dụng thiết bị thông minh hỗ trợ chỉ huy điều khiển giao thông?
- Khi qua phà phải chấp hành quy định nào? Thứ tự ưu tiên của các xe khi qua phà như thế nào theo quy định mới?
- Vi phạm quy định về thử việc là gì? Vi phạm quy định về thử việc mức xử phạt hành chính bao nhiêu?
- Trách nhiệm của người nộp thuế mới nhất là gì? Quyền của người nộp thuế đã được sửa đổi thế nào?
- Xe cứu hộ giao thông đường bộ là gì? Xe cứu hộ giao thông đường bộ có phải lắp camera ghi hình tài xế không?