Giấy phép hoạt động khám chữa bệnh của phòng khám đa khoa theo quy định phải có những nội dung nào?
Phòng khám đa khoa có được hoạt động khi chưa được cấp giấy phép hoạt động khám chữa bệnh hay không?
Căn cứ Điều 48 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định về hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh như sau:
Hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Các hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:
a) Bệnh viện;
b) Bệnh xá thuộc lực lượng vũ trang nhân dân;
c) Nhà hộ sinh;
d) Phòng khám;
đ) Phòng chẩn trị y học cổ truyền;
e) Cơ sở dịch vụ cận lâm sàng;
g) Trạm y tế;
h) Cơ sở cấp cứu ngoại viện;
i) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình;
k) Hình thức tổ chức khác của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Chính phủ.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên, phòng khám đa khoa được xem là một trong các hình thức tổ chức của cơ sở khám chữa bệnh.
Đồng thời, tại Điều 49 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh như sau:
Điều kiện hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động.
2. Bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng cơ bản quy định tại điểm a khoản 1 Điều 57 của Luật này trong quá trình hoạt động.
Theo đó, điều kiện hoạt động của cơ sở khám chữa bệnh bao gồm:
(1) Đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động.
(2) Bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng cơ bản quy định tại điểm a khoản 1 Điều 57 của Luật này trong quá trình hoạt động.
Như vậy, phòng khám đa khoa không được hoạt động khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động khám chữa bệnh.
Giấy phép hoạt động khám chữa bệnh của phòng khám đa khoa theo quy định phải có những nội dung nào? (Hình từ Internet)
Giấy phép hoạt động khám chữa bệnh của phòng khám đa khoa phải có những nội dung nào?
Căn cứ Điều 50 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định về giấy phép hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh như sau:
Giấy phép hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Mỗi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có một giấy phép hoạt động và không có thời hạn. Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thêm cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại địa điểm khác thì mỗi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có một giấy phép hoạt động riêng.
2. Nội dung của giấy phép hoạt động bao gồm các thông tin cơ bản sau đây:
a) Tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
b) Hình thức tổ chức;
c) Địa chỉ hoạt động;
d) Phạm vi hoạt động chuyên môn;
đ) Thời gian làm việc hằng ngày.
3. Cơ sở đề nghị cấp mới, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động phải nộp phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí, trừ trường hợp do lỗi của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động mà phải cấp mới, cấp lại, điều chỉnh.
4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày cấp mới, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động phải cập nhật thông tin liên quan đến việc cấp mới, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên, Giấy phép hoạt động khám chữa bệnh của phòng khám đa khoa phải có các thông tin cơ bản như sau:
- Tên phòng khám;
- Hình thức tổ chức;
- Địa chỉ hoạt động;
- Phạm vi hoạt động chuyên môn;
- Thời gian làm việc hằng ngày.
Ai có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động khám chữa bệnh?
Căn cứ Điều 51 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định như sau:
Thẩm quyền cấp mới, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động, đình chỉ hoạt động và thu hồi giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Bộ Y tế cấp mới, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động, đình chỉ hoạt động và thu hồi giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế; đình chỉ hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác trên phạm vi toàn quốc.
2. Bộ Quốc phòng cấp mới, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động, đình chỉ hoạt động và thu hồi giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý.
3. Bộ Công an cấp mới, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động, đình chỉ hoạt động và thu hồi giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý.
4. Cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp mới, cấp lại, điều chỉnh và thu hồi giấy phép hoạt động đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn quản lý, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này; đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoạt động trên địa bàn quản lý.
Như vậy, theo quy định nêu trên, thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động khám chữa bệnh được quy định như sau:
(1) Bộ Y tế cấp mới, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động, đình chỉ hoạt động và thu hồi giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế; đình chỉ hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác trên phạm vi toàn quốc.
(2) Bộ Quốc phòng cấp mới, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động, đình chỉ hoạt động và thu hồi giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý.
(3) Bộ Công an cấp mới, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động, đình chỉ hoạt động và thu hồi giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý.
(4) Cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp mới, cấp lại, điều chỉnh và thu hồi giấy phép hoạt động đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn quản lý, trừ trường hợp quy định tại các mục (1), (2), (3); đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoạt động trên địa bàn quản lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?