Giấy phép lập Văn phòng thường trú của cơ quan báo chí nước ngoài mặc nhiên mất hiệu lực trong trường hợp nào?
- Giấy phép lập Văn phòng thường trú của cơ quan báo chí nước ngoài mặc nhiên mất hiệu lực trong trường hợp nào?
- Văn phòng thường trú của cơ quan báo chí nước ngoài khi thay đổi địa điểm đặt trụ sở thì có cần thông báo trước cho Bộ Ngoại giao không?
- Trường hợp Văn phòng thường trú đóng cửa thì phải thông báo trước cho Bộ Ngoại giao bao nhiêu ngày?
Giấy phép lập Văn phòng thường trú của cơ quan báo chí nước ngoài mặc nhiên mất hiệu lực trong trường hợp nào?
Giấy phép lập Văn phòng thường trú của cơ quan báo chí nước ngoài được quy định tại khoản 6 Điều 9 Nghị định 88/2012/NĐ-CP như sau:
Hoạt động của Văn phòng thường trú
...
5. Văn phòng thường trú có yêu cầu làm con dấu; xin cấp chứng nhận tạm trú, đi lại và các yêu cầu khác phục vụ cho hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam cần gửi văn bản đề nghị Bộ Ngoại giao giới thiệu với các cơ quan chức năng có thẩm quyền của Việt Nam để làm thủ tục cần thiết theo quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam.
6. Giấy phép lập Văn phòng thường trú mặc nhiên mất hiệu lực trong trường hợp Văn phòng thường trú không có phóng viên thường trú hoạt động tại Việt Nam trong thời gian 180 ngày liên tục.
7. Văn phòng thường trú phải thông báo cho Bộ Ngoại giao về việc đóng cửa Văn phòng thường trú ít nhất 30 ngày làm việc trước ngày đóng cửa Văn phòng thường trú và nộp lại Giấy phép lập Văn phòng thường trú cho Bộ Ngoại giao ít nhất 03 ngày làm việc trước ngày đóng cửa Văn phòng thường trú.
8. Khi có yêu cầu thay thế, bổ sung phóng viên thường trú, Văn phòng thường trú phải làm đầy đủ các: thủ tục cần thiết quy định tại Điều 8 của Nghị định này.
9. Khi có nhu cầu cử phóng viên tăng cường cho Văn phòng thường trú, Trưởng Văn phòng thường trú phải có văn bản đề nghị gửi Bộ Ngoại giao như các quy định tại Điều 4 và Điều 5 của Nghị định này đối với phóng viên không thường trú. Phóng viên tăng cường không được hưởng quy chế phóng viên thường trú.
...
Như vậy, theo quy định, Giấy phép lập Văn phòng thường trú của cơ quan báo chí nước ngoài mặc nhiên mất hiệu lực trong trường hợp Văn phòng thường trú không có phóng viên thường trú hoạt động tại Việt Nam trong thời gian 180 ngày liên tục.
Giấy phép lập Văn phòng thường trú của cơ quan báo chí nước ngoài mặc nhiên mất hiệu lực trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Văn phòng thường trú của cơ quan báo chí nước ngoài khi thay đổi địa điểm đặt trụ sở thì có cần thông báo trước cho Bộ Ngoại giao không?
Việc thay đổi địa điểm đặt trụ sở Văn phòng thường trú được quy định tại khoản 4 Điều 9 Nghị định 88/2012/NĐ-CP như sau:
Hoạt động của Văn phòng thường trú
...
Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị cử phóng viên thường trú, Bộ Ngoại giao đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Văn phòng thường trú dự kiến cử phóng viên thường trú cho ý kiến. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị, Bộ Ngoại giao có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho cơ quan báo chí nước ngoài.
4. Văn phòng thường trú phải thông báo cho Bộ Ngoại giao địa điểm đặt trụ sở Văn phòng thường trú 30 ngày trước khi chính thức hoạt động tại trụ sở đó. Khi thay đổi địa điểm đặt trụ sở Văn phòng thường trú, Văn phòng thường trú phải thông báo trước cho Bộ Ngoại giao ít nhất 30 ngày làm việc.
5. Văn phòng thường trú có yêu cầu làm con dấu; xin cấp chứng nhận tạm trú, đi lại và các yêu cầu khác phục vụ cho hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam cần gửi văn bản đề nghị Bộ Ngoại giao giới thiệu với các cơ quan chức năng có thẩm quyền của Việt Nam để làm thủ tục cần thiết theo quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam.
6. Giấy phép lập Văn phòng thường trú mặc nhiên mất hiệu lực trong trường hợp Văn phòng thường trú không có phóng viên thường trú hoạt động tại Việt Nam trong thời gian 180 ngày liên tục.
7. Văn phòng thường trú phải thông báo cho Bộ Ngoại giao về việc đóng cửa Văn phòng thường trú ít nhất 30 ngày làm việc trước ngày đóng cửa Văn phòng thường trú và nộp lại Giấy phép lập Văn phòng thường trú cho Bộ Ngoại giao ít nhất 03 ngày làm việc trước ngày đóng cửa Văn phòng thường trú.
...
Như vậy, theo quy định, Văn phòng thường trú của cơ quan báo chí nước ngoài khi thay đổi địa điểm đặt trụ sở thì phải thông báo trước cho Bộ Ngoại giao ít nhất 30 ngày làm việc.
Trường hợp Văn phòng thường trú đóng cửa thì phải thông báo trước cho Bộ Ngoại giao bao nhiêu ngày?
Trường hợp Văn phòng thường trú đóng cửa được quy định tại khoản 7 Điều 9 Nghị định 88/2012/NĐ-CP như sau:
Hoạt động của Văn phòng thường trú
...
6. Giấy phép lập Văn phòng thường trú mặc nhiên mất hiệu lực trong trường hợp Văn phòng thường trú không có phóng viên thường trú hoạt động tại Việt Nam trong thời gian 180 ngày liên tục.
7. Văn phòng thường trú phải thông báo cho Bộ Ngoại giao về việc đóng cửa Văn phòng thường trú ít nhất 30 ngày làm việc trước ngày đóng cửa Văn phòng thường trú và nộp lại Giấy phép lập Văn phòng thường trú cho Bộ Ngoại giao ít nhất 03 ngày làm việc trước ngày đóng cửa Văn phòng thường trú.
8. Khi có yêu cầu thay thế, bổ sung phóng viên thường trú, Văn phòng thường trú phải làm đầy đủ các: thủ tục cần thiết quy định tại Điều 8 của Nghị định này.
9. Khi có nhu cầu cử phóng viên tăng cường cho Văn phòng thường trú, Trưởng Văn phòng thường trú phải có văn bản đề nghị gửi Bộ Ngoại giao như các quy định tại Điều 4 và Điều 5 của Nghị định này đối với phóng viên không thường trú. Phóng viên tăng cường không được hưởng quy chế phóng viên thường trú.
10. Cha, mẹ, vợ/chồng, con và thân nhân khác của phóng viên thường trú không được hưởng quy chế phóng viên thường trú và phải tuân thủ mọi quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam.
Như vậy, theo quy định, trường hợp Văn phòng thường trú đóng cửa thì phải thông báo cho Bộ Ngoại giao về việc đóng cửa ít nhất 30 ngày làm việc trước ngày đóng cửa Văn phòng và nộp lại Giấy phép lập Văn phòng thường trú cho Bộ Ngoại giao ít nhất 03 ngày làm việc trước ngày đóng cửa Văn phòng thường trú.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?