Giấy phép nghiệp vụ viễn thông gồm những loại giấy phép nào? Giấy phép nghiệp vụ viễn thông được cấp dưới hình thức nào?

Giấy phép nghiệp vụ viễn thông bao gồm những loại giấy phép nào? Giấy phép nghiệp vụ viễn thông được cấp dưới hình thức nào? Điều kiện để cấp giấy phép nghiệp vụ viễn thông là gì theo quy định pháp luật?

Giấy phép nghiệp vụ viễn thông gồm những loại giấy phép nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 33 Luật Viễn thông 2023 quy định như sau:

Giấy phép viễn thông
1. Giấy phép viễn thông bao gồm giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông và giấy phép nghiệp vụ viễn thông.
2. Giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông bao gồm:
a) Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng có thời hạn không quá 15 năm được cấp cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng;
b) Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông không có hạ tầng mạng có thời hạn không quá 10 năm được cấp cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không có hạ tầng mạng.
3. Giấy phép nghiệp vụ viễn thông bao gồm:
a) Giấy phép lắp đặt cáp viễn thông trên biển có thời hạn không quá 25 năm được cấp cho tổ chức lắp đặt cáp viễn thông trên biển cập bờ hoặc đi qua vùng biển Việt Nam;
b) Giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng có thời hạn không quá 10 năm được cấp cho tổ chức thiết lập mạng viễn thông dùng riêng;
c) Giấy phép thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông có thời hạn không quá 02 năm được cấp cho doanh nghiệp viễn thông thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông;
d) Giấy phép thiết lập mạng viễn thông có thời hạn không quá 10 năm được cấp cho đài phát thanh quốc gia, đài truyền hình quốc gia thuộc Chính phủ để thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi.
...

Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì giấy phép nghiệp vụ viễn thông bao gồm các loại giấy phép sau đây:

- Giấy phép lắp đặt cáp viễn thông trên biển;

- Giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng;

- Giấy phép thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông;

- Giấy phép thiết lập mạng viễn thông.

Giấy phép nghiệp vụ viễn thông gồm những loại giấy phép nào? Giấy phép nghiệp vụ viễn thông được cấp dưới hình thức nào?

Giấy phép nghiệp vụ viễn thông gồm những loại giấy phép nào? Giấy phép nghiệp vụ viễn thông được cấp dưới hình thức nào? (Hình từ Internet)

Giấy phép nghiệp vụ viễn thông được cấp dưới hình thức nào?

Căn cứ vào Điều 35 Luật Viễn thông 2023 quy định về hình thức cấp giấy phép viễn thông như sau:

Hình thức cấp giấy phép viễn thông
1. Cấp phép riêng là hình thức cấp giấy phép viễn thông trên cơ sở ấn định các điều kiện và nghĩa vụ riêng cho doanh nghiệp trong các trường hợp sau đây:
a) Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng sử dụng tần số vô tuyến điện được cấp thông qua đấu giá, thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện hoặc được cấp lại giấy phép sử dụng băng tần;
b) Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng cấp tại các khu vực có yêu cầu đặc biệt theo quy định của Chính phủ.
2. Cấp phép nhóm là hình thức cấp giấy phép viễn thông được thực hiện trên cơ sở đáp ứng các điều kiện và nghĩa vụ quy định chung cho các tổ chức, doanh nghiệp trong các trường hợp sau đây:
a) Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông không có hạ tầng mạng, trừ trường hợp cung cấp dịch vụ phải thực hiện thủ tục đăng ký, thông báo cung cấp dịch vụ viễn thông quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 41 của Luật này;
c) Giấy phép nghiệp vụ viễn thông.

Theo đó, Giấy phép nghiệp vụ viễn thông được cấp theo hình thức cấp phép nhóm.

Việc cấp Giấy phép nghiệp vụ viễn thông được thực hiện trên cơ sở đáp ứng các điều kiện và nghĩa vụ quy định chung cho các tổ chức, doanh nghiệp.

Điều kiện cấp giấy phép nghiệp vụ viễn thông là gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 38 Luật Viễn thông 2023 thì điều kiện cấp giấy phép nghiệp vụ viễn thông như sau:

(1) Giấy phép lắp đặt cáp viễn thông trên biển được cấp cho tổ chức Việt Nam, tổ chức nước ngoài khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Cam kết tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam;

- Cam kết không gây ô nhiễm môi trường biển;

- Cam kết không thực hiện hoạt động khác ngoài việc khảo sát, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa, thu hồi tuyến cáp viễn thông;

- Có đề án lắp đặt cáp viễn thông trên biển phù hợp với quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông, quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan;

- Cam kết chịu sự kiểm tra, kiểm soát, hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi khảo sát, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa, thu hồi tuyến cáp trong vùng biển Việt Nam và chịu mọi chi phí cho hoạt động kiểm tra, kiểm soát, hướng dẫn.

(2) Giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng được cấp cho tổ chức khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Cam kết thiết lập mạng viễn thông dùng riêng chỉ để cung cấp dịch vụ cho các thành viên của mạng, không vì mục đích sinh lợi;

- Có phương án kỹ thuật, nghiệp vụ phù hợp với quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông, các quy định của Luật này về tài nguyên viễn thông, kết nối, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật viễn thông;

- Có biện pháp bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông, an toàn thông tin mạng và an ninh mạng.

(3) Giấy phép thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông được cấp cho doanh nghiệp viễn thông khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Dịch vụ được đề nghị thử nghiệm là dịch vụ viễn thông chưa được quy định trong giấy phép viễn thông đã được cấp hoặc dịch vụ viễn thông có sử dụng tài nguyên viễn thông ngoài phạm vi tài nguyên viễn thông đã được phân bổ;

- Phạm vi và quy mô thử nghiệm được giới hạn để đánh giá công nghệ, thị trường trước khi kinh doanh chính thức;

- Phương án thử nghiệm phù hợp với quy định của pháp luật về kết nối, giá dịch vụ, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật viễn thông.

(4) Giấy phép thiết lập mạng viễn thông quy được cấp cho tổ chức khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Cam kết thiết lập mạng viễn thông chỉ để cung cấp dịch vụ không vì mục đích sinh lợi;

- Có phương án kỹ thuật phù hợp với quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông, các quy định của Luật Viễn thông 2023 về tài nguyên viễn thông, kết nối, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng dịch vụ viễn thông, bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ viễn thông và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Giấy phép nghiệp vụ viễn thông Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Giấy phép nghiệp vụ viễn thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Giấy phép nghiệp vụ viễn thông gồm những loại giấy phép nào? Giấy phép nghiệp vụ viễn thông được cấp dưới hình thức nào?
Pháp luật
Giấy phép viễn thông có bao gồm giấy phép nghiệp vụ viễn thông hay không? Có ưu tiên cấp giấy phép viễn thông cho dự án có khả năng triển khai nhanh?
Pháp luật
Điều kiện cấp giấy phép nghiệp vụ viễn thông áp dụng từ 1/7/22024 theo quy định tại Luật Viễn thông 2023 ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giấy phép nghiệp vụ viễn thông
224 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giấy phép nghiệp vụ viễn thông

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giấy phép nghiệp vụ viễn thông

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào