Giấy phép nhận chìm ở biển được bổ sung trong các trường hợp nào? Hồ sơ đề nghị bổ sung Giấy phép nhận chìm ở biển gồm những tài liệu nào?
Giấy phép nhận chìm ở biển được bổ sung trong các trường hợp nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 51 Nghị định 40/2016/NĐ-CP quy định về các trường hợp sửa đổi, bổ sung Giấy phép nhận chìm ở biển như sau:
Sửa đổi, bổ sung Giấy phép nhận chìm ở biển
1. Giấy phép nhận chìm ở biển được sửa đổi, bổ sung trong các trường hợp sau đây:
a) Tên tổ chức, cá nhân được phép nhận chìm ở biển có sự thay đổi;
b) Thay đổi quy mô nhận chìm; ranh giới, diện tích khu vực biển sử dụng để nhận chìm; cách thức nhận chìm; thời Điểm thực hiện hoạt động nhận chìm.
...
Theo quy định trên, Giấy phép nhận chìm ở biển được bổ sung trong các trường hợp sau:
+ Tên tổ chức, cá nhân được phép nhận chìm ở biển có sự thay đổi.
+ Thay đổi quy mô nhận chìm; ranh giới, diện tích khu vực biển sử dụng để nhận chìm; cách thức nhận chìm; thời Điểm thực hiện hoạt động nhận chìm.
Nhận chìm ở biển (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị bổ sung Giấy phép nhận chìm ở biển gồm những tài liệu nào?
Theo khoản 5 Điều 54 Nghị định 40/2016/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép nhận chìm ở biển như sau:
Hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, trả lại Giấy phép nhận chìm ở biển
...
5. Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép nhận chìm ở biển gồm:
a) Đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép nhận chìm ở biển trong đó nêu rõ lý do đề nghị sửa đổi, bổ sung được lập theo Mẫu số 08 quy định tại Phụ lục của Nghị định này;
b) Giấy phép nhận chìm ở biển đã được cấp;
c) Báo cáo tình hình, kết quả hoạt động nhận chìm ở biển; công tác bảo vệ môi trường và việc thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật tính đến thời Điểm đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép nhận chìm ở biển;
d) Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực báo cáo đánh giá tác động môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong trường hợp đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép nhận chìm ở biển do có sự thay đổi quy mô nhận chìm; ranh giới, diện tích khu vực biển sử dụng để nhận chìm; cách thức nhận chìm;
đ) Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực văn bản chứng minh việc tổ chức, cá nhân được phép nhận chìm ở biển thay đổi tên trong trường hợp đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép nhận chìm ở biển do thay đổi tên;
e) Bản đồ khu vực biển trong trường hợp có sự thay đổi về ranh giới, diện tích khu vực biển đề nghị sử dụng để nhận chìm được lập theo Mẫu số 09 quy định tại Phụ lục của Nghị định này.
Theo đó, hồ sơ đề nghị bổ sung Giấy phép nhận chìm ở biển gồm những tài liệu được quy định tại khoản 5 Điều 54 nêu trên.
Trong đó có đơn đề nghị bổ sung Giấy phép nhận chìm ở biển trong đó nêu rõ lý do đề nghị bổ sung.
Cơ quan nào có quyền tiếp nhận hồ sơ đề nghị bổ sung Giấy phép nhận chìm ở biển?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 55 Nghị định 40/2016/NĐ-CP về cơ quan tiếp nhận hồ sơ như sau:
Tiếp nhận và trả kết quả giải quyết hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, trả lại Giấy phép nhận chìm ở biển
1. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ:
a) Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam là cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, trả lại Giấy phép nhận chìm ở biển thuộc thẩm quyền cấp của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
b) Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, trả lại Giấy phép nhận chìm ở biển thuộc thẩm quyền cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh có biển.
...
Như vậy, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam là cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị bổ sung Giấy phép nhận chìm ở biển thuộc thẩm quyền cấp của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Và Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị bổ sung Giấy phép nhận chìm ở biển thuộc thẩm quyền cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh có biển.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?