Giấy phép nhận chìm ở biển được sửa đổi trong trường hợp nào? Cơ quan nào có quyền sửa đổi Giấy phép nhận chìm ở biển?
Giấy phép nhận chìm ở biển được sửa đổi trong trường hợp nào?
Căn cứ khoản 14 Điều 3 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015 quy định về nhận chìm ở biển như sau:
Nhận chìm ở biển là sự đánh chìm hoặc trút bỏ có chủ định xuống biển các vật, chất được nhận chìm ở biển theo quy định của Luật này.
Theo khoản 1 Điều 51 Nghị định 40/2016/NĐ-CP quy định về trường hợp sửa đổi, bổ sung Giấy phép nhận chìm ở biển như sau:
Sửa đổi, bổ sung Giấy phép nhận chìm ở biển
1. Giấy phép nhận chìm ở biển được sửa đổi, bổ sung trong các trường hợp sau đây:
a) Tên tổ chức, cá nhân được phép nhận chìm ở biển có sự thay đổi;
b) Thay đổi quy mô nhận chìm; ranh giới, diện tích khu vực biển sử dụng để nhận chìm; cách thức nhận chìm; thời Điểm thực hiện hoạt động nhận chìm.
...
Theo quy định trên, Giấy phép nhận chìm ở biển được sửa đổi trong những trường hợp sau:
+ Tên tổ chức, cá nhân được phép nhận chìm ở biển có sự thay đổi.
+ Thay đổi quy mô nhận chìm; ranh giới, diện tích khu vực biển sử dụng để nhận chìm; cách thức nhận chìm; thời Điểm thực hiện hoạt động nhận chìm.
Nhận chìm ở biển (Hình từ Internet)
Giấy phép nhận chìm ở biển được sửa đổi khi đáp ứng những yêu cầu nào?
Theo khoản 2, khoản 3 Điều 51 Nghị định 40/2016/NĐ-CP quy định về sửa đổi, bổ sung Giấy phép nhận chìm ở biển như sau:
Sửa đổi, bổ sung Giấy phép nhận chìm ở biển
...
2. Việc sửa đổi, bổ sung Giấy phép nhận chìm ở biển chỉ được xem xét khi đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Giấy phép nhận chìm ở biển còn hiệu lực ít nhất là 45 ngày;
b) Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động nhận chìm theo đúng nội dung của Giấy phép nhận chìm; đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về tài chính theo quy định của pháp luật;
c) Đến thời Điểm đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép nhận chìm ở biển, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng nghĩa vụ quy định tại Khoản 2 Điều 61 Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.
3. Việc chấp thuận sửa đổi, bổ sung Giấy phép nhận chìm ở biển được thể hiện bằng Giấy phép nhận chìm ở biển được sửa đổi, bổ sung. Thời hạn của Giấy phép nhận chìm ở biển được sửa đổi, bổ sung là thời hạn còn lại của Giấy phép nhận chìm ở biển được cấp trước đó.
Theo đó, Giấy phép nhận chìm ở biển được sửa đổi khi đáp ứng những yêu cầu sau:
+ Giấy phép nhận chìm ở biển còn hiệu lực ít nhất là 45 ngày.
+ Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động nhận chìm theo đúng nội dung của Giấy phép nhận chìm; đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về tài chính theo quy định của pháp luật.
+ Đến thời Điểm đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép nhận chìm ở biển, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng nghĩa vụ theo quy định pháp luật.
Lưu ý rằng thời hạn của Giấy phép nhận chìm ở biển được sửa đổi là thời hạn còn lại của Giấy phép nhận chìm ở biển được cấp trước đó.
Cơ quan nào có quyền sửa đổi Giấy phép nhận chìm ở biển?
Theo quy định tại Điều 60 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015 về cấp, cấp lại, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, cho phép trả lại, thu hồi Giấy phép nhận chìm ở biển như sau:
Cấp, cấp lại, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, cho phép trả lại, thu hồi Giấy phép nhận chìm ở biển
1. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy phép nhận chìm ở biển trong trường hợp khu vực biển được sử dụng để nhận chìm có một phần hoặc toàn bộ nằm ngoài vùng biển ven bờ hoặc khu vực biển giáp ranh giữa hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển cấp Giấy phép nhận chìm ở biển trong vùng biển ven bờ thuộc phạm vi quản lý của mình, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép nhận chìm ở biển nào thì có quyền cấp lại, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, cho phép trả lại, thu hồi Giấy phép nhận chìm ở biển đó.
4. Chính phủ quy định chi tiết việc cấp, cấp lại, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, cho phép trả lại, thu hồi Giấy phép nhận chìm ở biển.
Như vậy, cơ quan có thẩm quyền sửa đổi Giấy phép nhận chìm ở biển là Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường có quyền sửa đổi Giấy phép nhận chìm ở biển trong trường hợp khu vực biển được sử dụng để nhận chìm có một phần hoặc toàn bộ nằm ngoài vùng biển ven bờ hoặc khu vực biển giáp ranh giữa hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển.
Và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển có quyền sửa đổi Giấy phép nhận chìm ở biển trong vùng biển ven bờ thuộc phạm vi quản lý của mình, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?