Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng có phải là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không?
- Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng có phải là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không?
- Tổ chức tín dụng phải có mức vốn điều lệ bao nhiêu thì mới được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động?
- Tổ chức tín dụng được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động trong bao nhiêu ngày từ ngày nộp hồ sơ?
Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng có phải là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 27 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định như sau:
Thẩm quyền cấp, sửa đổi, bổ sung và thu hồi Giấy phép
1. Ngân hàng Nhà nước có thẩm quyền cấp, sửa đổi, bổ sung và thu hồi Giấy phép theo quy định của Luật này.
2. Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã.
3. Giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Giấy phép thành lập văn phòng đại diện nước ngoài đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện nước ngoài.
4. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định việc thông báo thông tin về cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi Giấy phép; thông tin về việc bổ nhiệm Tổng giám đốc (Giám đốc) chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Trưởng văn phòng đại diện nước ngoài và các thông tin có liên quan cho cơ quan đăng ký kinh doanh để cập nhật vào hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã.
Theo quy định trên, Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã.
Như vậy, Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng có thể đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước có thẩm quyền cấp, sửa đổi, bổ sung và thu hồi Giấy phép theo quy định của pháp luật.
Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng có phải là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không? (Hình từ Internet)
Tổ chức tín dụng phải có mức vốn điều lệ bao nhiêu thì mới được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động?
Căn cứ theo quy định tại Điều 29 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định như sau:
Điều kiện cấp Giấy phép
1. Tổ chức tín dụng được cấp Giấy phép khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Có vốn điều lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định;
b) Chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập là pháp nhân đang hoạt động hợp pháp và có đủ năng lực tài chính để tham gia góp vốn; cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập là cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có cam kết đủ khả năng tài chính để góp vốn;
c) Người quản lý, người điều hành, thành viên Ban kiểm soát có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Điều 41 của Luật này;
d) Điều lệ phù hợp với quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
đ) Đề án thành lập, phương án kinh doanh khả thi, bảo đảm không gây ảnh hưởng đến sự an toàn, ổn định của hệ thống tổ chức tín dụng, không tạo ra sự độc quyền hoặc hạn chế cạnh tranh hoặc cạnh tranh không lành mạnh trong hệ thống tổ chức tín dụng.
...
Theo quy định trên, Tổ chức tín dụng phải có vốn điều lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định và phải đáp ứng đủ điều kiện trên thì mới được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động.
Theo đó, mức vốn pháp định của tổ chức tín dụng được quy định tại Điều 2 Nghị định 86/2019/NĐ-CP như sau:
(1) Ngân hàng thương mại: 3.000 tỷ đồng.
(2) Ngân hàng chính sách: 5.000 tỷ đồng.
(3) Ngân hàng hợp tác xã: 3.000 tỷ đồng.
(4) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 15 triệu đô la Mỹ (USD).
(5) Công ty tài chính: 500 tỷ đồng.
(6) Công ty cho thuê tài chính: 150 tỷ đồng.
(7) Tổ chức tài chính vi mô: 05 tỷ đồng.
(8) Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn một xã, một thị trấn (sau đây gọi là xã): 0,5 tỷ đồng.
(9) Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn một phường; quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn liên xã, liên xã phường, liên phường: 01 tỷ đồng.
Tổ chức tín dụng được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động trong bao nhiêu ngày từ ngày nộp hồ sơ?
Căn cứ theo quy định tại Điều 31 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định như sau:
Thời hạn cấp Giấy phép
1. Trong thời hạn 180 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép hoặc từ chối cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng, Giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
2. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép hoặc từ chối cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện nước ngoài.
3. Trường hợp từ chối cấp Giấy phép, Ngân hàng Nhà nước phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Như vậy, theo quy định trên, Tổ chức tín dụng được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động trong thời hạn 180 ngày kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Lưu ý:
- Ngân hàng Nhà nước có thể từ chối cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng.
- Trường hợp từ chối cấp Giấy phép, Ngân hàng Nhà nước phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 11 tháng 1 là ngày gì? Ngày 11 tháng 1 âm lịch bao nhiêu, thứ mấy? Ngày 11 tháng 1 cung gì? Có được nghỉ làm vào ngày này?
- HMPV là gì? HMPV có phải là căn nguyên virus gây viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn không?
- Lỗi sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 phạt bao nhiêu tiền? Sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 trừ bao nhiêu điểm?
- Toàn bộ chế độ nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 có gì đáng chú ý? Tải Nghị định 178 nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy?
- Có được miễn trừ khai báo hóa chất đối với hóa chất là tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ hay không?