Giấy phép vận tải biển nội địa đối với tàu biển nước ngoài vận chuyển hàng hóa siêu trọng bị thu hồi trong những trường hợp nào?
- Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa siêu trọng của tàu biển nước ngoài vào Việt Nam phải nộp ở cơ quan nào?
- Giấy phép vận chuyển hàng hóa siêu trọng của tàu biển nước ngoài vào Việt Nam bị thu hồi trong những trường hợp nào?
- Cơ quan nào có quyền quyết định thu hồi Giấy phép vận chuyển hàng hóa siêu trọng của tàu biển nước ngoài vào Việt Nam?
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa siêu trọng của tàu biển nước ngoài vào Việt Nam phải nộp ở cơ quan nào?
Giấy phép vận chuyển hàng hóa siêu trọng của tàu biển nước ngoài vào Việt Nam (Hình từ Internet)
Theo khoản 1 Điều 7 Thông tư 50/2016/TT-BGTVT (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 2 Thông tư 08/2022/TT-BGTVT) quy định về trình tự tiếp nhận, xử lý hồ sơ và cấp Giấy phép vận tải biển nội địa như sau:
Trình tự tiếp nhận, xử lý hồ sơ và cấp Giấy phép vận tải biển nội địa
1. Chủ tàu hoặc đại lý đại diện cho chủ tàu nước ngoài hoặc pháp nhân Việt Nam thuê tàu từ chủ tàu nước ngoài nộp 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 6 Thông tư này trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đến Cục Hàng hải Việt Nam hoặc gửi trực tuyến qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến.
2. Cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ nhận trực tiếp, cán bộ nhận hồ sơ phải kiểm tra và thông báo rõ cho người nộp những nội dung cần bổ sung, sửa đổi (nếu có). Trường hợp hồ sơ nhận qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến còn thiếu, trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cục Hàng hải Việt Nam thông báo rõ nội dung cần bổ sung, sửa đổi. Đối với hồ sơ nộp qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến, hình thức thông báo được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính và Nghị định số 107/2021/NĐ-CP ngày 06 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính.
3. Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, Cục Hàng hải Việt Nam thẩm định hồ sơ đề nghị cấp phép vận tải biển nội địa đồng thời đăng tải trên trang thông tin điện tử của Cục Hàng hải Việt Nam để lấy ý kiến rộng rãi, lập báo cáo thẩm định trình Bộ Giao thông vận tải xem xét, quyết định.
4. Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ thẩm định của Cục Hàng hải Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải xem xét, cấp Giấy phép vận tải biển nội địa theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp không cấp Giấy phép vận tải biển nội địa, Bộ Giao thông vận tải phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. Bộ Giao thông vận tải trả kết quả qua hệ thống bưu chính hoặc trực tuyến qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến chủ tàu hoặc đại lý đại diện cho chủ tàu; đồng thời sao gửi đến Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Cục Hàng hải Việt Nam để phối hợp quản lý, theo dõi.
Theo đó, Chủ tàu hoặc đại lý đại diện cho chủ tàu nước ngoài nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận vận chuyển hàng hóa siêu trọng trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đến Cục Hàng hải Việt Nam hoặc gửi trực tuyến qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến.
Giấy phép vận chuyển hàng hóa siêu trọng của tàu biển nước ngoài vào Việt Nam bị thu hồi trong những trường hợp nào?
Theo Điều 12 Thông tư 50/2016/TT-BGTVT quy định về trường hợp thu hồi Giấy phép vận tải biển nội địa như sau:
Trường hợp thu hồi Giấy phép vận tải biển nội địa
Giấy phép vận tải biển nội địa bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
1. Tàu biển không còn khả năng đáp ứng đủ điều kiện vận chuyển hàng hóa, hành khách và hành lý theo quy định của pháp luật.
2. Vận chuyển hàng hóa, hành khách và hành lý không đúng với nội dung ghi trong Giấy phép vận tải biển nội địa.
3. Giả mạo, tẩy xóa hoặc cố ý làm sai lệch các thông tin liên quan về tàu biển, tuyến vận tải, hàng hóa, hành khách và hành lý.
Theo đó, Giấy phép vận chuyển hàng hóa siêu trọng của tàu biển nước ngoài vào Việt Nam bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
- Tàu biển không còn khả năng đáp ứng đủ điều kiện vận chuyển hàng hóa siêu trọng quy định của pháp luật.
- Vận chuyển hàng hóa không đúng với nội dung ghi trong Giấy phép vận chuyển hàng hóa siêu trọng.
- Giả mạo, tẩy xóa hoặc cố ý làm sai lệch các thông tin liên quan về tàu biển, tuyến vận tải, hàng hóa.
Cơ quan nào có quyền quyết định thu hồi Giấy phép vận chuyển hàng hóa siêu trọng của tàu biển nước ngoài vào Việt Nam?
Theo Điều 13 Thông tư 50/2016/TT-BGTVT quy định về cơ quan thu hồi Giấy phép vận tải biển nội địa như sau:
Cơ quan thu hồi Giấy phép vận tải biển nội địa
1. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải thu hồi Giấy phép vận tải biển nội địa quy định tại khoản 1 Điều 4 của Thông tư này.
2. Giám đốc Cảng vụ Hàng hải khu vực thu hồi Giấy phép vận tải biển nội địa quy định tại khoản 2 Điều 4 của Thông tư này.
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải có quyền quyết định thu hồi Giấy phép vận vận chuyển hàng hóa siêu trọng của tàu biển nước ngoài vào Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chuyển đất trồng lúa sang đất ở không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị phạt bao nhiêu?
- Quyền khác đối với tài sản là gì? Gồm những quyền nào? Quyền khác đối với tài sản có bị hạn chế, bị tước đoạt?
- Mốc giới ngăn cách các bất động sản được quy định như thế nào? Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng?
- Tải bảng tổng hợp chi phí tư vấn đầu tư xây dựng mới nhất? Công thức xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng?
- Tổng hợp cách tra cứu phạt nguội toàn quốc 2025 nhanh chóng? Cách kiểm tra phạt nguội online toàn quốc chi tiết thế nào?