Giấy tờ nào trong hồ sơ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại cần phải hợp pháp hóa lãnh sự? Lệ phí đăng ký do ai chịu?
Những giấy tờ nào trong hồ sơ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại cần phải hợp pháp hóa lãnh sự?
Hợp pháp hóa lãnh sự được giải thích tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 111/2011/NĐ-CP như sau:
Hợp pháp hóa lãnh sự là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam.
Dẫn chiếu đến Điều 19 Nghị định 35/2006/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 3 Nghị định 120/2011/NĐ-CP quy định như sau:
Hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại
Hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại bao gồm:
1. Đơn đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo mẫu do Bộ Thương mại hướng dẫn.
2. Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại theo mẫu do Bộ Thương mại quy định.
3. Các văn bản xác nhận về:
a) Tư cách pháp lý của bên dự kiến nhượng quyền thương mại;
b) Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài trong trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ.
4. Các giấy tờ quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Theo quy định này thì những giấy tờ sau trong hồ sơ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại cần phải được hợp pháp hóa lãnh sự:
- Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại theo mẫu do Bộ Thương mại quy định.
- Các văn bản xác nhận về:
+ Tư cách pháp lý của bên dự kiến nhượng quyền thương mại;
+ Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài trong trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ.
Về thủ tục đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại được thực hiện theo quy định tại Điều 20 Nghị định 35/2006/NĐ-CP, cụ thể bên dự kiến nhượng quyền thương mại có trách nhiệm đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo thủ tục sau đây:
Bước 01: Gửi hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điều 18 của Nghị định này;
Bước 02: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại vào Sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại và thông báo bằng văn bản cho thương nhân về việc đăng ký đó.
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ, trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có văn bản thông báo để Bên dự kiến nhượng quyền bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ;
- Các thời hạn nêu tại khoản này không kể thời gian Bên dự kiến nhượng quyền sửa đổi, bổ sung hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại;
- Sau khi hết thời hạn quy định tại khoản này mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ chối việc đăng ký thì phải thông báo bằng văn bản cho Bên dự kiến nhượng quyền và nêu rõ lý do.
Lưu ý: Thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về sở hữu công nghiệp.
Giấy tờ nào trong hồ sơ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại cần phải hợp pháp hóa lãnh sự? Lệ phí đăng ký do ai chịu? (hình từ internet)
Lệ phí đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại do bên nào chịu? Bên nhượng quyền hay bên nhận quyền?
Lệ phí đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại được quy định tại Điều 23 Nghị định 35/2006/NĐ-CP như sau:
Lệ phí đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại
Bên dự kiến nhượng quyền thương mại phải nộp lệ phí đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại. Mức thu lệ phí và chế độ quản lý, sử dụng lệ phí thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Theo quy định này, bên dự dự kiến nhượng quyền thương mại là bên phải nộp lệ phí đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại. Mức thu lệ phí và chế độ quản lý, sử dụng lệ phí thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Việc đăng ký nhượng quyền thương mại của thương nhân bị xóa trong trường hợp nào?
Việc đăng ký nhượng quyền thương mại của thương nhân bị xóa trong trường hợp được quy định tại Điều 22 Nghị định 35/2006/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Xóa đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại
1. Đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại của thương nhân bị xóa trong những trường hợp sau đây:
a) Thương nhân kinh doanh nhượng quyền thương mại ngừng kinh doanh hoặc chuyển đổi ngành nghề kinh doanh;
b) Thương nhân bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư.
2. Cơ quan thực hiện đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại có trách nhiệm công bố công khai việc xoá đăng ký này.
Theo đó, việc đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại của thương nhân bị xóa trong những trường hợp sau đây:
- Thương nhân kinh doanh nhượng quyền thương mại ngừng kinh doanh hoặc chuyển đổi ngành nghề kinh doanh;
- Thương nhân bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?