Giấy tờ tùy thân bao gồm những giấy tờ nào? Pháp luật quy định thế nào về giấy tờ tùy thân?
Giấy tờ tùy thân là gì?
Giấy tờ tùy thân hoặc giấy tờ cá nhân là những loại giấy tờ có thể giúp xác định đặc điểm và nhận dạng nhân thân của một con người cụ thể. Tuy nhiên, trên phương diện pháp luật thì đến nay chưa có văn bản nào định nghĩa giấy tờ tùy thân là gì, gồm những loại giấy nào. mặc dù vậy nhưng có một số văn bản, quy định một loại giấy tờ cụ thể là giấy tờ tùy thân chứ không mang tính liệt kê bao gồm:
- Chứng minh nhân dân (Điều 1 Nghị định 05/1999/NĐ-CP),
- Thẻ căn cước công dân (Điều 20 Luật Căn cước công dân 2014) là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam.
Từ những giấy tờ như trên ta có thể hiểu giấy tờ tùy thân là giấy tờ xác định đặc điểm và nhận dạng nhân thân của một con người cụ thể.
Ngoài ra dù không được quy định cụ thể nhưng nhiều văn bản luật cũng đề cập đến giấy tờ tùy thân trong thành phần hồ sơ của đương sự như: Luật Công chứng 2014 (Điều 40), Luật Xử phạt vi phạm hành chính 2012 (Điều 130), Bộ luật Lao động 2019 (Điều 17), Nghị định 123/2015/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Hộ tịch. Tuy nhiên cũng không khẳng định cụ thể giấy tờ tùy thân là gì và khi vận dụng các luật này thì giấy tờ tùy thân cũng có thể được hiểu khác nhau.
Như vậy, căn cứ các quy định nói trên thì đến thời điểm hiện nay, chỉ có chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân được quy định chính xác là giấy tờ tùy thân của công dân. Một số giấy tờ khác trong từng trường hợp cụ thể cũng có thể được xác định là giấy tờ tùy thân của công dân.
Giấy tờ tùy thân bao gồm những giấy tờ nào? Pháp luật quy định thế nào về giấy tờ tùy thân?
Các giấy tờ nào được xem là có giá trị thay thế giấy tờ tùy thân?
Vì thực tế chưa có sự thống nhất về cách hiểu giấy tờ tùy thân là gì nên mỗi lĩnh vực lại quy định các giấy tờ tùy thân khác nhau, cụ thể căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định:
1. Người yêu cầu đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch xuất trình bản chính một trong các giấy tờ là hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng (sau đây gọi là giấy tờ tùy thân) để chứng minh về nhân thân.
Trong giai đoạn chuyển tiếp, người yêu cầu đăng ký hộ tịch phải xuất trình giấy tờ chứng minh nơi cư trú.
Như vậy theo quy định này giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp có giá trị thay thế cho hộ chiếu, CMND, CCCD. Có thể kể đến một số giấy tờ như: Thẻ Đảng viên, giấy phép lái xe,
Trong lĩnh vực hàng không quy định cần trình một trong các giấy tờ tuy thân đối với hành khách từ 14 tuổi trở lên gồm: Hộ chiếu hoặc giấy thông hành; Thị thực rời, thẻ trường trú, thẻ tạm trú; Giấy chứng minh nhân dân; Thẻ Căn cước công dân; Giấy chứng minh, chứng nhận của công an nhân dân, quân đội nhân dân; Thẻ đại biểu Quốc hội; Thẻ đảng viên; Thẻ nhà báo; Giấy phép lái xe ô tô, mô tô; Thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay loại có giá trị sử dụng dài hạn; Thẻ của Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia; Thẻ nhận dạng của các hãng hàng không Việt Nam; Giấy xác nhận nhân thân do công an phường, xã nơi thường trú hoặc tạm trú xác nhận (giấy xác nhận có các thông tin thể hiện nội dung như sau: cơ quan xác nhận, người xác nhận;ngày, tháng, năm xác nhận; họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, quê quán, nơi thường trú của người được xác nhận; lý do xác nhận); Các giấy xác nhận, chứng nhận trên có dán ảnh, đóng dấu giáp lai và chỉ có giá trị trong vòng 30 ngày kể từ ngày xác nhận, chứng nhận. Giấy chứng nhận của cơ quan thẩm quyền chứng nhận hành khách là người vừa chấp hành xong bản án.
Theo đó, các giấy tờ khác được nêu trên có khả năng thay thế các giấy tờ tùy thân căn bản là Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân tùy theo các lĩnh vực khác nhau.
Thủ tục cấp lại căn cước công dân như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật Căn cước công dân 2014 về trình tự, thủ tục cấp lại CCCD như sau:
1. Trình tự, thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân được thực hiện như sau:
a) Điền vào tờ khai theo mẫu quy định;
b) Người được giao nhiệm vụ thu thập, cập nhật thông tin, tài liệu quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật này kiểm tra, đối chiếu thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác định chính xác người cần cấp thẻ Căn cước công dân; trường hợp công dân chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì xuất trình các giấy tờ hợp pháp về những thông tin cần ghi trong tờ khai theo mẫu quy định.
Đối với người đang ở trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân thì xuất trình giấy chứng minh do Quân đội nhân dân hoặc Công an nhân dân cấp kèm theo giấy giới thiệu của thủ trưởng đơn vị;
c) Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân chụp ảnh, thu thập vân tay của người đến làm thủ tục;
d) Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân cấp giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cho người đến làm thủ tục;
đ) Trả thẻ Căn cước công dân theo thời hạn và địa điểm trong giấy hẹn theo quy định tại Điều 26 của Luật này; trường hợp công dân có yêu cầu trả thẻ tại địa điểm khác thì cơ quan quản lý căn cước công dân trả thẻ tại địa điểm theo yêu cầu của công dân và công dân phải trả phí dịch vụ chuyển phát.
Như vậy đối với thời gian nhận thẻ sau khi làm thủ tục cấp lại CCCD không được quy định cụ thể trong luật nên sẽ phụ thuộc vào thời gian được ghi trong giấy hẹn tại cơ quan thực hiện cấp lại căn cước tại các địa phương.
Tải về mẫu tờ khai căn cước công dân mới nhất 2023: Tại Đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu xác nhận kết quả giao dịch chứng khoán tại Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam?
- Mẫu đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ hợp tác xã mới nhất theo Nghị định 113? Hồ sơ đăng ký nhu cầu hỗ trợ bao gồm gì?
- Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu? Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân mới nhất? Hướng dẫn cách viết bản nhận xét?
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?