Giết người khi bị mộng du có bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật nước ta hay không?

Đọc báo tôi có thấy trường hợp giết người khi bị mộng du ở nước ngoài, không biết pháp luật nước ta thế nào. Tôi muốn hỏi rằng liệu giết người khi bị mộng du có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?

Giết người khi bị mộng du có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?

Những trường hợp được loại trừ trách nhiệm hình sự theo quy định tại Bộ luật Hình sự được quy định tại Chương IV Bộ luật này, tuy nhiên đối với trường hợp bị mộng du giết người thì có được loại trừ hay không cần xem xét quy định tại Điều 21 Bộ luật Hình sự 2015, cụ thể:

"Điều 21. Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự
Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự."

Mộng du là một loại bệnh, theo đó, trường hợp mộng du giết người có được loại trừ trách nhiệm hình sự hay không thì phải xem nó có làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của người mộng du giết người hay không.

Để loại trừ trách nhiệm hình sự trong trường hợp này phải chứng minh được khi mộng du sẽ làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi. Việc chứng minh này phải xem kết luận của cơ quan, tổ chức, cá nhân có chuyên môn, thẩm quyền. Nếu không chứng minh được thì mộng du giết người vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự trước pháp luật.

Giết người

Giết người

Tội giết người và hình phạt của tội giết người theo quy định hiện hành

Tội giết người được quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 cụ thể:

"Điều 123. Tội giết người
1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết 02 người trở lên;
b) Giết người dưới 16 tuổi;
c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;
n) Có tính chất côn đồ;
o) Có tổ chức;
p) Tái phạm nguy hiểm;
q) Vì động cơ đê hèn.
2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm."

Giết người bị kết án 2 năm 6 tháng tù giam thì có khả năng được hưởng án treo không?

Điều 65 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định về án treo như sau:

"Điều 65. Án treo
1. Khi xử phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật thi hành án hình sự.
2. Trong thời gian thử thách, Tòa án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó.
3. Tòa án có thể quyết định áp dụng đối với người được hưởng án treo hình phạt bổ sung nếu trong điều luật áp dụng có quy định hình phạt này.
4. Người được hưởng án treo đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát, giáo dục, Tòa án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách.
5. Trong thời gian thử thách, nếu người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật thi hành án hình sự 02 lần trở lên, thì Tòa án có thể quyết định buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo. Trường hợp thực hiện hành vi phạm tội mới thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật này."

Theo đó, khi xử phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo.

Đồng thời Tòa án cũng sẽ ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật thi hành án hình sự.

Cho nên, việc giết người bị kết án 2 năm 6 tháng tù giam có được hưởng án treo hay không còn phán quyết của Tòa án khi đã xem xét nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ khác.

Tội giết người
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Tội giết người là tội phạm rất nghiêm trọng?
Pháp luật
Giết người là gì? Giết 11 người đi tù mấy năm? Bao nhiêu tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người?
Pháp luật
Cá nhân cố ý đốt quán cà phê làm chết 11 người có bị truy cứu trách nhiệm hình sự? Làm chết 11 người chịu bao nhiêu năm tù?
Pháp luật
Đốt quán cà phê làm chết người đi tù bao nhiêu năm? Dùng xăng đốt quán cà phê có được xem là tình tiết tăng nặng?
Pháp luật
Đốt nhà người khác gây chết 11 người thì bị xử phạt tội gì? Nguyên tắc bồi thường thiệt hại khi đốt nhà của người khác như thế nào?
Pháp luật
Người có tiền án mà đốt nhà gây chết người thì có là tình tiết tăng nặng không? Pháp luật quy định tiền án là gì?
Pháp luật
Khoản 1 tội giết người bao nhiêu năm tù? Khoản 2 tội giết người bao nhiêu năm tù? Giết người có phải tội đặc biệt nghiêm trọng?
Pháp luật
Chất xyanua là gì? Chỉ cần dùng một lượng bao nhiêu mg chất xyanua thì có thể giết chết một người bình thường?
Pháp luật
Chất độc xyanua thường được sử dụng để làm gì? Mua chất độc xyanua ở đâu? Nhiễm độc xyanua có nguy hiểm không?
Pháp luật
Xyanua dùng để làm gì trong công nghiệp? Chất độc xyanua nguy hiểm như thế nào? Cách nhận biết ngộ độc xyanua thông qua một số triệu chứng lâm sàng?
Pháp luật
Xyanua có phải chất độc không? Sử dụng một lượng xyanua bao nhiêu có thể giết chết một người?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tội giết người
3,034 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tội giết người

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tội giết người

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào