Giỗ Tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3, tổ chức bắn pháo hoa ở đâu? Tổ chức lễ kỷ niệm ngày Giỗ Tổ Hùng Vương như thế nào?
Giỗ Tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3 tổ chức bắn pháo hoa ở đâu?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP, pháo là sản phẩm có chứa thuốc pháo, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra phản ứng hóa học nhành, mạnh, sinh khí, tạo ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, gây ra tiếng nổ hoặc không gây ra tiếng nổ. Pháo bao gồm: Pháo nổ, pháo hoa.
- Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.
- Pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian, trong đó, pháo hoa nổ là một loại pháo nổ bao gồm pháo hoa nổ tầm thấp và pháo hoa nổ tầm cao.
+ Pháo hoa nổ tầm thấp là quả pháo có đường kính không lớn hơn 90 mm hoặc tầm bắn không vượt quá 120 m.
+ Pháo hoa nổ tầm cao là quả pháo có đường kính trên 90 mm hoặc tầm bắn trên 120 m.
Theo đó, các trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ được quy định tại Điều 11 Nghị định 137/2020/NĐ-CP, bao gồm:
Các trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ
1. Tết Nguyên đán
...
2. Giỗ Tổ Hùng Vương
a) Tỉnh Phú Thọ được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút, địa điểm bắn tại khu vực Đền Hùng;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 09 tháng 3 âm lịch.
...
Đồng thời, theo quy định tại Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP về sử dụng pháo hoa:
Sử dụng pháo hoa
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Như vậy, dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3 âm lịch, tỉnh Phú Thọ được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút, địa điểm bắn tại khu vực Đền Hùng.
Thời gian bắn pháo hoa nổ tầm thấp vào 21 giờ ngày 09 tháng 3 âm lịch.
Ngoài ra, các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ cũng được sử dụng pháo hoa trong dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3 âm lịch.
Và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Lưu ý: Chỉ những tổ chức được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ mới được sử dụng pháo hoa nổ, cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP không được phép sử dụng pháo hoa nổ hay các loại pháo nổ nói chung.
Giỗ Tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3 (Hình từ Internet)
Dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, người lao động được nghỉ mấy ngày?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 về nghỉ lễ tết như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
...
Theo đó, vào lễ Giỗ Tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3, người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương 01 ngày.
Lễ kỷ niệm ngày Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức như thế nào?
Việc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Giỗ Tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3 âm lịch được quy định tại Điều 7 Nghị định 145/2013/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Vào năm lẻ 5 (là năm có chữ số cuối cùng là “5”), năm khác:
+ Tại Phú Thọ, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Phú Thọ tổ chức lễ dâng hương. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ là Chủ lễ dâng hương;
+ Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có di tích, đền thờ Vua Hùng tổ chức dâng hương tưởng niệm;
+ Nghi thức tưởng niệm thực hiện thống nhất trong cả nước theo hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
+ Tổ chức các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương.
- Vào năm tròn (là năm có chữ số cuối cùng là “0”):
a) Tổ chức lễ Giỗ Tổ Hùng Vương cấp quốc gia:
+ Tại Phú Thọ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ tổ chức lễ Giỗ Tổ Hùng Vương;
+ Chủ tịch nước là Chủ lễ dâng hương;
+ Lãnh đạo Đảng, Nhà nước (1 trong 3 chức danh: Tổng Bí thư, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội), nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, đại diện kiều bào và đại diện lãnh đạo Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Phú Thọ dự lễ kỷ niệm;
+ Việc mời khách nước ngoài do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;
+ Các hoạt động khác được tổ chức như đối với năm lẻ 5, năm khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tham luận về Hội Cựu chiến binh ngắn gọn 2024? Bài tham luận của chi hội Cựu chiến binh năm 2024?
- Thông tư 13/2024 về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Lý lịch tư pháp từ 15/01/2025 thế nào?
- Mẫu bài diễn văn khai mạc Đại hội Chi bộ 2024 thế nào? Tên gọi và cách tính nhiệm kỳ đại hội đảng bộ được quy định thế nào?
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?