Giới hạn kim loại nặng và vi sinh vật trong sản phẩm mỹ phẩm phải đáp ứng những yêu cầu nào của ASEAN?

Tôi có thắc mắc muốn được giải đáp như sau giới hạn kim loại nặng và vi sinh vật trong sản phẩm mỹ phẩm phải đáp ứng những yêu cầu nào của ASEAN? Các tổ chức, cá nhân không được đưa ra thị trường những sản phẩm mỹ phẩm có chứa những chất, thành phần nào? Câu hỏi của anh B.L.Q đến từ TP.HCM.

Giới hạn kim loại nặng và vi sinh vật trong sản phẩm mỹ phẩm phải đáp ứng những yêu cầu nào của ASEAN theo quy định?

Căn cứ tại Điều 13 Thông tư 06/2011/TT-BYT về yêu cầu về an toàn sản phẩm mỹ phẩm:

Yêu cầu về an toàn sản phẩm mỹ phẩm
...
Nhà sản xuất, chủ sở hữu sản phẩm phải đánh giá tính an toàn trên mỗi sản phẩm mỹ phẩm theo Hướng dẫn đánh giá tính an toàn mỹ phẩm của ASEAN. Giới hạn kim loại nặng và vi sinh vật trong mỹ phẩm phải đáp ứng yêu cầu của ASEAN quy định tại Phụ lục số 06-MP. Thành phần công thức mỹ phẩm phải đáp ứng theo các Phụ lục (Annexes) - bản mới nhất của Hiệp định mỹ phẩm ASEAN (địa chỉ truy cập: www.dav.gov.vn hoặc www.aseansec.org).

Như vậy, giới hạn kim loại nặng và vi sinh vật trong sản phẩm mỹ phẩm phải đáp ứng yêu cầu của ASEAN quy định tại Phụ lục số 06-MP ban hành kèm theo Thông tư 06/2011/TT-BYT, cụ thể như sau:

Về giới hạn kim loại nặng (ACM THA 05 Testing Method):

STT

Chỉ tiêu

Giới hạn

1

Thuỷ ngân

Nồng độ tối đa cho phép có trong sản phẩm mỹ phẩm là 1 phần triệu (1 ppm)

2

Asen

Nồng độ tối đa cho phép có trong sản phẩm mỹ phẩm là 5 phần triệu (5 ppm)

3

Chì

Nồng độ tối đa cho phép có trong sản phẩm mỹ phẩm là 20 phần triệu (20 ppm)

Về giới hạn vi sinh vật (ACM THA 06 Testing Method):

STT

Chỉ tiêu

Giới hạn đối với sản phẩm dành cho trẻ em dưới 03 tuổi, sản phẩm tiếp xúc với vùng mắt hoặc niêm mạc

Giới hạn đối với sản phẩm khác

1

Tổng số vi sinh vật đếm được

=<500 cfu/g

=<1000 cfu/g

2

P. aeruginosa

Không được có trong 0,1g hoặc 0,1 ml mẫu thử

Không được có trong 0,1g hoặc 0,1ml mẫu thử

3

S. aureus

Không được có trong 0,1g hoặc 0,1 ml mẫu thử

Không được có trong 0,1g hoặc 0,1ml mẫu thử

4

C. albicans

Không được có trong 0,1g hoặc 0,1 ml mẫu thử

Không được có trong 0,1g hoặc 0,1ml mẫu thử

Giới hạn kim loại nặng và vi sinh vật trong mỹ phẩm phải đáp ứng những yêu cầu nào của ASEAN theo quy định?

Giới hạn kim loại nặng và vi sinh vật trong mỹ phẩm phải đáp ứng những yêu cầu nào của ASEAN theo quy định? (Hình từ Internet)

Các tổ chức, cá nhân không được đưa ra thị trường những sản phẩm mỹ phẩm có chứa những chất, thành phần nào?

Căn cứ tại Điều 14 Thông tư 06/2011/TT-BYT về các thành phần chất cấm, các thành phần có quy định về giới hạn nồng độ, hàm lượng và điều kiện sử dụng trong công thức sản phẩm mỹ phẩm:

Theo đó, các tổ chức, cá nhân không được đưa ra thị trường những sản phẩm mỹ phẩm có chứa:

(1) Các chất cấm sử dụng trong mỹ phẩm với điều kiện đi kèm được liệt kê trong Phụ lục II (Annex II).

(2) Các thành phần được liệt kê trong phần thứ nhất của Phụ lục III (Annex III), với nồng độ, hàm lượng vượt quá giới hạn hoặc nằm ngoài điều kiện cho phép.

(3) Các chất màu khác với các chất được liệt kê trong Phụ lục IV (Annex IV), phần 1, trừ trường hợp các mỹ phẩm chứa các chất màu với mục đích duy nhất để nhuộm tóc.

(4) Các chất màu được liệt kê trong Phụ lục IV (Annex IV), phần 1 được sử dụng ngoài điều kiện đã nêu.

(5) Các chất bảo quản nằm ngoài danh mục trong Phụ lục VI (Annex VI), phần 1.

(6) Các chất bảo quản được liệt kê trong Phụ lục VI (Annex VI), phần 1, với hàm lượng vượt quá giới hạn hoặc nằm ngoài điều kiện cho phép, trừ trường hợp các chất này được sử dụng với mục đích đặc biệt, không liên quan đến công dụng là chất bảo quản.

(7) Các chất lọc tia tử ngoại nằm ngoài danh mục trong Phụ lục VII (Annex VII), phần 1.

(8) Các chất lọc tia tử ngoại nằm trong Phụ lục VII (Annex VII), phần 1 nhưng có hàm lượng vượt quá giới hạn hoặc điều kiện cho phép.

Sự có mặt của các chất được liệt kê trong Phụ lục II (Annex II) với hàm lượng vết vẫn được chấp nhận nếu vì lý do kỹ thuật không thể tránh được trong “Thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm” và vẫn đảm bảo yêu cầu về độ an toàn của mỹ phẩm như quy định tại Điều 13 của Thông tư này.

Cơ quan nào có trách nhiệm cập nhật và triển khai các quy định liên quan đến Hiệp định mỹ phẩm ASEAN trên trang thông tin điện tử của Cục Quản lý dược?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 50 Thông tư 06/2011/TT-BYT về thông tin và chế độ báo cáo:

Thông tin và chế độ báo cáo
1. Cục Quản lý dược - Bộ Y tế có trách nhiệm cập nhật và triển khai các quy định liên quan đến Hiệp định mỹ phẩm ASEAN trên trang thông tin điện tử của Cục Quản lý dược (địa chỉ: www.dav.gov.vn). Thường xuyên phổ biến cho đơn vị có liên quan và các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm các thay đổi về tiêu chí kỹ thuật đã được quyết định bởi Hội đồng mỹ phẩm ASEAN, đồng thời phối hợp triển khai các thay đổi và quyết định đó tại Việt Nam. Mọi quyết định về quản lý mỹ phẩm được thông qua bởi Hội đồng mỹ phẩm ASEAN được áp dụng tại Việt Nam.
...

Theo đó, Cục Quản lý dược - Bộ Y tế có trách nhiệm cập nhật và triển khai các quy định liên quan đến Hiệp định mỹ phẩm ASEAN trên trang thông tin điện tử của Cục Quản lý dược (địa chỉ: www.dav.gov.vn).

Mỹ phẩm
Sản phẩm mỹ phẩm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hướng dẫn sử dụng mỹ phẩm là gì? Trường hợp không cần ghi hướng dẫn sử dụng mỹ phẩm trên nhãn sản phẩm?
Pháp luật
Mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ bị xử lý như thế nào? Có bắt buộc nhãn mỹ phẩm phải có nơi sản xuất không?
Pháp luật
Có thể đình chỉ lưu hành và thu hồi mỹ phẩm khi mỹ phẩm l­ưu thông có nhãn ghi công dụng không phù hợp với hồ sơ công bố?
Pháp luật
Phần nào của Hồ sơ thông tin sản phẩm mỹ phẩm bắt buộc phải được xuất trình ngay cho cơ quan kiểm tra, thanh tra khi được yêu cầu?
Pháp luật
Mẫu Phiếu đăng ký kiểm tra thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm? Giấy chứng nhận cơ sở đáp ứng các nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm có giá trị bao lâu?
Pháp luật
Kinh doanh mỹ phẩm mua đi bán lại trong nước có cần công bố sản phẩm mỹ phẩm theo quy định hay không?
Pháp luật
Sản phẩm mỹ phẩm là gì? Người phụ trách sản xuất của cơ sở sản xuất sản phẩm mỹ phẩm phải có kiến thức như thế nào?
Pháp luật
Chức năng sản phẩm mỹ phẩm có bắt buộc ghi lên nhãn mỹ phẩm không? Màu sắc của chữ được trình bày trên nhãn mỹ phẩm được quy định như thế nào?
Pháp luật
Cá nhân lập phiếu công bố sản phẩm phải liệt kê thành phần công thức trong sản phẩm mỹ phẩm như nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu như nào khi không thuộc đối tượng được miễn CFS?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Mỹ phẩm
4,237 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Mỹ phẩm Sản phẩm mỹ phẩm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Mỹ phẩm Xem toàn bộ văn bản về Sản phẩm mỹ phẩm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào