Giống khảo nghiệm cơ bản giá trị canh tác và sử dụng của giống đậu tương phải đảm bảo những yêu cầu gì?
- Có những bước khảo nghiệm cơ bản giá trị canh tác và sử dụng của giống đậu tương nào?
- Giống khảo nghiệm cơ bản giá trị canh tác và sử dụng của giống đậu tương phải đảm bảo những yêu cầu gì?
- Yêu cầu đối với phân bón trong khảo nghiệm cơ bản giá trị canh tác và sử dụng của giống đậu tương là gì?
- Khảo nghiệm cơ bản giá trị canh tác và sử dụng của giống đậu tương được đánh giá theo phương pháp nào?
Có những bước khảo nghiệm cơ bản giá trị canh tác và sử dụng của giống đậu tương nào?
Căn cứ tiểu mục 3.1 Mục III Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-58:2011/BNNPTNT thì việc khảo nghiệm cơ bản giá trị canh tác và sử dụng của giống đậu tương được tiến hành theo các bước sau:
(1) Khảo nghiệm cơ bản
Tiến hành 3 vụ, trường hợp chỉ đề nghị công nhận cho 01 vụ thì phải qua ít nhất 2 vụ khảo nghiệm trùng tên.
(2) Khảo nghiệm sản xuất
Tiến hành 2 vụ, đồng thời với khảo nghiệm cơ bản hoặc sau 01 vụ khảo nghiệm cơ bản đối với những giống đậu tương có triển vọng.
Giống khảo nghiệm cơ bản giá trị canh tác và sử dụng của giống đậu tương phải đảm bảo những yêu cầu gì?
Theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, 3 lần nhắc lại, diện tích ô là 8,5m2 (5m x 1,7m); mặt luống rộng 1,4m, xẻ 4 hàng dọc, hàng cách hàng 0,35m, rãnh 0,3m.
Khoảng cách giữa các lần nhắc lại 0,3m. Xung quanh thí nghiệm phải có ít nhất một luống bảo vệ.
Giống có yêu cầu khảo nghiệm đặc thù được bố trí khảo nghiệm riêng.
Theo tiết 3.2.1 tiểu mục 3.2 Mục III Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-58:2011/BNNPTNT thì giống khảo nghiệm cơ bản giá trị canh tác và sử dụng của giống đậu tương phải đảm bảo những yêu cầu sau:
- Khối lượng hạt giống tối thiểu gửi đến cơ sở khảo nghiệm để khảo nghiệm và lưu mẫu là: 5 kg/1giống/vụ.
- Chất lượng hạt giống: Về tỷ lệ nảy mầm, độ sạch và độ ẩm tối thiểu phải tương đương hạt giống cấp xác nhận theo QCVN 01-49:2011/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng hạt giống đậu tương.
- Mẫu giống gửi khảo nghiệm không được xử lý bằng bất kỳ hình thức nào trừ khi cơ sở khảo nghiệm cho phép hoặc yêu cầu.
- Thời gian gửi giống: Theo quy định của cơ sở khảo nghiệm; khi gửi giống kèm theo “Đơn đăng ký khảo nghiệm” và “Tờ khai kỹ thuật” (Phụ lục A, B).
Các giống khảo nghiệm được phân nhóm theo thời gian sinh trưởng như sau:
Nhóm giống dài ngày: trên 100 ngày
Nhóm giống trung ngày: từ 85 đến100 ngày
Nhóm giống ngắn ngày: dưới 85 ngày
Giống khảo nghiệm cơ bản giá trị canh tác và sử dụng của giống đậu tương phải đảm bảo những yêu cầu gì? (Hình từ Internet)
Yêu cầu đối với phân bón trong khảo nghiệm cơ bản giá trị canh tác và sử dụng của giống đậu tương là gì?
Theo tiết 3.3.1 tiểu mục 3.3 Mục III Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-58:2011/BNNPTNT thì phân bón trong khảo nghiệm cơ bản giá trị canh tác và sử dụng của giống đậu tương phải đảm bảo những yêu cầu sau:
- Lượng phân bón cho 1 ha: Tùy thuộc độ phì đất, nhóm giống và thời vụ để sử dụng lượng phân cho phù hợp; thông thường là 5 tấn phân hữu cơ, từ 20 đến 30kg N, từ 60 đến 90kg P205, từ 60 đến 80kg K20. Nếu đất có độ pH < 5,5 bón thêm từ 300 đến 500kg vôi bột/ha. Tuỳ điều kiện cụ thể của điểm khảo nghiệm để xác định lượng bón phù hợp cho từng vụ khảo nghiệm.
- Cách bón: Bón lót toàn bộ phân hữu cơ, phân lân, vôi, 1/2 lượng đạm,1/2 lượng kali.
Toàn bộ phân hoá học được trộn đều và bón vào hàng đã rạch sẵn, sau đó bón phân hữu cơ. Sau khi bón lót, lấp một lớp đất nhẹ phủ kín phân rồi mới gieo hạt để tránh hạt tiếp xúc với phân làm giảm sức nảy mầm.
Bón thúc 1 lần khi cây có từ 2 đến 3 lá thật: 1/2 lượng đạm,1/2 lượng kali.
Khảo nghiệm cơ bản giá trị canh tác và sử dụng của giống đậu tương được đánh giá theo phương pháp nào?
Phương pháp đánh giá khảo nghiệm cơ bản giá trị canh tác và sử dụng của giống đậu tương được quy định tại tiết 3.4.1 tiểu mục 3.4 Mục III Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-58:2011/BNNPTNT như sau:
PHƯƠNG PHÁP KHẢO NGHIỆM
...
3.4. Phương pháp đánh giá
3.4.1. Khảo nghiệm cơ bản
3.4.1.1. Cây theo dõi được xác định khi có từ 4 đến 5 lá thật, mỗi lần nhắc lại thu 10 cây ở 2 hàng giữa luống, mỗi hàng lấy 5 cây liên tiếp (không lấy các cây ở đầu hàng).
3.4.1.2. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu như quy định ở Bảng 1.
3.4.2. Khảo nghiệm sản xuất
Theo dõi các chỉ tiêu:
- Ngày gieo;
- Thời gian sinh trưởng (ngày): Số ngày từ gieo đến chín;
- Năng suất hạt khô (tạ/ha): Cân khối lượng hạt khô thực thu trên diện tích khảo nghiệm và quy ra năng suất tạ/ha;
- Đặc điểm giống: Nhận xét về sinh trưởng, mức độ nhiễm sâu bệnh và khả năng thích ứng với điều kiện địa phương nơi khảo nghiệm;
- Ý kiến của người thực hiện khảo nghiệm sản xuất: Có hoặc không chấp nhận giống mới.
Như vậy, việc đánh giá khảo nghiệm cơ bản giá trị canh tác và sử dụng của giống đậu tương được thực hiện theo phương pháp sau:
+ Cây theo dõi được xác định khi có từ 4 đến 5 lá thật, mỗi lần nhắc lại thu 10 cây ở 2 hàng giữa luống, mỗi hàng lấy 5 cây liên tiếp (không lấy các cây ở đầu hàng).
+ Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu như quy định ở Bảng 1.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?