Giọng nói của cá nhân là dữ liệu cá nhân nhạy cảm hay dữ liệu cá nhân cơ bản theo quy định của pháp luật?
- Giọng nói của cá nhân là dữ liệu cá nhân nhạy cảm hay dữ liệu cá nhân cơ bản theo quy định của pháp luật?
- Doanh nghiệp mã hóa dữ liệu về giọng nói của người lao động để xây dựng công nghệ mới thì có cần thông báo cho người lao động biết không?
- Có những hành vi nào bị nghiêm cấm trong bảo vệ dữ liệu cá nhân?
Giọng nói của cá nhân là dữ liệu cá nhân nhạy cảm hay dữ liệu cá nhân cơ bản theo quy định của pháp luật?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 2 Nghị định 13/2023/NĐ-CP về dữ liệu cá nhân nhạy cảm như sau:
4. Dữ liệu cá nhân nhạy cảm là dữ liệu cá nhân gắn liền với quyền riêng tư của cá nhân mà khi bị xâm phạm sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân gồm:
a) Quan điểm chính trị, quan điểm tôn giáo;
b) Tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án, không bao gồm thông tin về nhóm máu;
c) Thông tin liên quan đến nguồn gốc chủng tộc, nguồn gốc dân tộc;
d) Thông tin về đặc điểm di truyền được thừa hưởng hoặc có được của cá nhân;
đ) Thông tin về thuộc tính vật lý, đặc điểm sinh học riêng của cá nhân;
e) Thông tin về đời sống tình dục, xu hướng tình dục của cá nhân;
g) Dữ liệu về tội phạm, hành vi phạm tội được thu thập, lưu trữ bởi các cơ quan thực thi pháp luật;
h) Thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, các tổ chức được phép khác, gồm: thông tin định danh khách hàng theo quy định của pháp luật, thông tin về tài khoản, thông tin về tiền gửi, thông tin về tài sản gửi, thông tin về giao dịch, thông tin về tổ chức, cá nhân là bên bảo đảm tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;
i) Dữ liệu về vị trí của cá nhân được xác định qua dịch vụ định vị;
k) Dữ liệu cá nhân khác được pháp luật quy định là đặc thù và cần có biện pháp bảo mật cần thiết.
Như vậy, có thể thấy rằng, mỗi cá nhân đều có một đặc điểm sinh học duy nhất có thể bao gồm đặc điểm khuôn mặt, ảnh chụp võng mạc, giọng nói, dấu vân tay,...
Theo đó, giọng nói của cá nhân được xếp vào nhóm dữ liệu cá nhân nhạy cảm theo quy định
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 13/2023/NĐ-CP thì:
Dữ liệu cá nhân là thông tin dưới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự trên môi trường điện tử gắn liền với một con người cụ thể hoặc giúp xác định một con người cụ thể.
Giọng nói của cá nhân là dữ liệu cá nhân cơ bản hay dữ liệu cá nhân nhạy cảm theo quy định của pháp luật? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp mã hóa dữ liệu về giọng nói của người lao động để xây dựng công nghệ mới thì có cần thông báo cho người lao động biết không?
Căn cứ tại khoản 7 Điều 2 Nghị định 13/2023/NĐ-CP định nghĩa về hoạt động xử lý dữ liệu cá nhân như sau:
7. Xử lý dữ liệu cá nhân là một hoặc nhiều hoạt động tác động tới dữ liệu cá nhân, như: thu thập, ghi, phân tích, xác nhận, lưu trữ, chỉnh sửa, công khai, kết hợp, truy cập, truy xuất, thu hồi, mã hóa, giải mã, sao chép, chia sẻ, truyền đưa, cung cấp, chuyển giao, xóa, hủy dữ liệu cá nhân hoặc các hành động khác có liên quan.
Căn cứ tại Điều 28 Nghị định 13/2023/NĐ-CP về bảo vệ dữ liệu cá nhân nhạy cảm:
Bảo vệ dữ liệu cá nhân nhạy cảm
1. Áp dụng các biện pháp được quy định tại khoản 2 Điều 26 và Điều 27 Nghị định này.
2. Chỉ định bộ phận có chức năng bảo vệ dữ liệu cá nhân, chỉ định nhân sự phụ trách bảo vệ dữ liệu cá nhân và trao đổi thông tin về bộ phận và cá nhân phụ trách bảo vệ dữ liệu cá nhân với Cơ quan chuyên trách bảo vệ dữ liệu cá nhân. Trường hợp Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân, Bên Xử lý dữ liệu, Bên thứ ba là cá nhân thì trao đổi thông tin của cá nhân thực hiện.
3. Thông báo cho chủ thể dữ liệu biết việc dữ liệu cá nhân nhạy cảm của chủ thể dữ liệu được xử lý, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 13, Điều 17 và Điều 18 Nghị định này.
Đồng thời, như đã phân tích ở trên thì giọng nói của cá nhân được xếp vào nhóm dữ liệu cá nhân nhạy cảm theo quy định.
Như vậy, doanh nghiệp mã hóa dữ liệu về giọng nói của người lao động để xây dựng công nghệ mới thì phải thông báo cho chủ thể dữ liệu biết việc dữ liệu về giọng nói của chủ thể dữ liệu được xử lý, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 13, Điều 17 và Điều 18 Nghị định này.
Có những hành vi nào bị nghiêm cấm trong bảo vệ dữ liệu cá nhân?
Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 13/2023/NĐ-CP thì:
Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong bảo vệ dữ liệu cá nhân là:
- Xử lý dữ liệu cá nhân trái với quy định của pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân.
- Xử lý dữ liệu cá nhân để tạo ra thông tin, dữ liệu nhằm chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Xử lý dữ liệu cá nhân để tạo ra thông tin, dữ liệu gây ảnh hưởng tới an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.
- Cản trở hoạt động bảo vệ dữ liệu cá nhân của cơ quan có thẩm quyền.
- Lợi dụng hoạt động bảo vệ dữ liệu cá nhân để vi phạm pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?