Giữ thẻ căn cước trái quy định pháp luật là gì? Nghĩa vụ của công dân khi bị giữ thẻ căn cước được quy định thế nào?

Giữ thẻ căn cước trong trường hợp nào là trái quy định pháp luật? Nghĩa vụ của công dân khi bị giữ thẻ căn cước là gì? Có thể sử dụng thẻ căn cước để thực hiện giao dịch trong thời gian bị giữ thẻ căn cước không?

Giữ thẻ căn cước trong trường hợp nào là trái quy định pháp luật?

Căn cứ quy định tại Điều 7 Luật Căn cước 2023 quy định các hành vi bị nghiêm cấm như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Cấp, cấp đổi, cấp lại, thu hồi thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước trái quy định của pháp luật.
2. Giữ thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước trái quy định của pháp luật.
3. Nhũng nhiễu, gây phiền hà, phân biệt đối xử khi giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến căn cước, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước.
4. Làm sai lệch sổ sách, hồ sơ về căn cước, thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước; không cung cấp, cung cấp không đầy đủ, cung cấp không chính xác, cung cấp trái quy định của pháp luật các thông tin, tài liệu về căn cước hoặc thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước.
...

Đồng thời, căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 29 Luật Căn cước 2023 thì thẻ căn cước bị giữ trong các trường hợp sau:

- Người đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng; người đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

- Người đang bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành án phạt tù.

Như vậy, giữ thẻ căn cước trái quy định pháp luật được hiểu là việc giữ thẻ căn cước không thuộc các trường hợp nêu trên, việc giữ thẻ căn cước trái quy định pháp luật là hành vi bị nghiêm cấm.

Giữ thẻ căn cước trái quy định pháp luật là gì? Nghĩa vụ của công dân khi bị giữ thẻ căn cước quy định thế nào?

Giữ thẻ căn cước trái quy định pháp luật là gì? Nghĩa vụ của công dân khi bị giữ thẻ căn cước quy định thế nào? (Hình từ Internet)

Nghĩa vụ của công dân khi bị giữ thẻ căn cước là gì?

Nghĩa vụ của công dân khi bị giữ thẻ căn cước là gì thì căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 5 Luật Căn cước 2023 như sau:

Quyền, nghĩa vụ của công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch về căn cước, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước
...
3. Công dân Việt Nam, người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch có nghĩa vụ sau đây:
a) Làm thủ tục cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước theo quy định của pháp luật về căn cước; bảo quản thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước đã được cấp;
b) Cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin, tài liệu của mình để cập nhật, điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước, thẻ căn cước, căn cước điện tử theo quy định của pháp luật về căn cước;
c) Cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin, tài liệu của mình đã thay đổi so với thông tin trên thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước khi thực hiện giao dịch có liên quan và chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, chính xác của thông tin, tài liệu;
d) Xuất trình thẻ căn cước, căn cước điện tử, giấy chứng nhận căn cước hoặc cung cấp số định danh cá nhân khi người có thẩm quyền yêu cầu theo quy định của pháp luật;
đ) Nộp thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước cho cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp cấp đổi, bị thu hồi, bị giữ thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước theo quy định của Luật này.
4. Người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người dưới 14 tuổi được thực hiện quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này thông qua người đại diện hợp pháp của mình hoặc tự mình thực hiện khi được người đại diện hợp pháp đồng ý theo quy định của Bộ luật Dân sự.

Như vậy, khi bị cơ quan có thẩm quyền giữ thẻ căn cước, công dân có nghĩa vụ nộp thẻ căn cước cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Có thể sử dụng thẻ căn cước để thực hiện giao dịch trong thời gian bị giữ thẻ căn cước không?

Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 29 Luật Căn cước 2023 quy định như sau:

Thu hồi, giữ thẻ căn cước
...
3. Trong thời gian bị giữ thẻ căn cước, cơ quan giữ thẻ căn cước xem xét cho phép người bị giữ thẻ căn cước quy định tại khoản 2 Điều này sử dụng thẻ căn cước của mình để thực hiện giao dịch, thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp.
4. Người bị giữ thẻ căn cước quy định tại khoản 2 Điều này được trả lại thẻ căn cước khi hết thời hạn tạm giữ, tạm giam hoặc có quyết định hủy bỏ việc tạm giữ, tạm giam; chấp hành xong án phạt tù, chấp hành xong biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng; chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
5. Thẩm quyền thu hồi, giữ thẻ căn cước được quy định như sau:
a) Cơ quan quản lý căn cước thực hiện thu hồi thẻ căn cước trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;
...

Như vậy, trong thời gian bị giữ thẻ, công dân có thể sử dụng căn cước của mình để thực hiện các giao dịch nếu được cơ quan giữ thẻ cho phép.

Thẻ căn cước Tải trọn bộ các quy định về Thẻ căn cước hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Chưa có thẻ căn cước gắn chip thì thực hiện sinh trắc học như thế nào để sử dụng dịch vụ thanh toán?
Pháp luật
Thẻ căn cước gắn chíp có định vị được không? Thẻ căn cước có giá trị thay cho giấy tờ xuất nhập cảnh không?
Pháp luật
Ảnh trên thẻ căn cước xấu thì đến đâu để xin đổi thẻ? Công dân sau khi được đổi thẻ căn cước có trách nhiệm bảo quản thẻ căn cước hay không?
Pháp luật
Cầm cố thẻ căn cước có thể bị phạt mấy triệu? Không có nơi thường trú, tạm trú làm căn cước được không?
Pháp luật
Làm thẻ căn cước có lấy liền được hay không? Căn cước công dân hết hạn đổi ở đâu theo quy định?
Pháp luật
Được xin cấp lại thẻ căn cước online không? Nếu có thì thủ tục cấp lại thẻ căn cước online như thế nào?
Pháp luật
Không có tạm trú làm thẻ căn cước ở thành phố HCM được không? Không có tạm trú thì thông tin về nơi cư trú thẻ căn cước là gì?
Pháp luật
Trường hợp duy nhất được làm thẻ căn cước online và nhận thẻ tại nhà? Những lưu ý khi làm thẻ căn cước cho trẻ dưới 6 tuổi?
Pháp luật
Giữ thẻ căn cước trái quy định pháp luật là gì? Nghĩa vụ của công dân khi bị giữ thẻ căn cước được quy định thế nào?
Pháp luật
Công an có quyền giữ thẻ căn cước của người dân không? Thẻ căn cước bị giữ có được trả lại không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thẻ căn cước
206 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thẻ căn cước

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thẻ căn cước

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào