Gỗ ghép thanh bằng keo là gì? Nhà sản xuất phải sản xuất ra gỗ ghép thanh bằng keo đáp ứng những yêu cầu gì?
Gỗ ghép thanh bằng keo là gì?
Gỗ ghép thanh bằng keo được giải thích tại tiểu mục 3.2 Mục 3 TCVN 8575:2010 (ISO 12578:2008) như sau:
Gỗ ghép thanh bằng keo (glue laminated timber, glulam)
Cấu kiện kết cấu được cấu tạo bằng cách dán dính các thanh gỗ với nhau có thớ gỗ chạy chủ yếu song song với trục dọc của dầm.
Gỗ ghép thanh bằng keo (Hình từ Internet)
Nhà sản xuất phải sản xuất ra gỗ ghép thanh bằng keo đáp ứng những yêu cầu gì?
Nhà sản xuất phải sản xuất ra gỗ ghép thanh bằng keo đáp ứng những yêu cầu được quy định tại Mục 6 TCVN 8575:2010 (ISO 12578:2008) như sau:
Yêu cầu sản xuất
6.1. Yêu cầu chung
Nhà sản xuất phải sản xuất ra gỗ ghép thanh bằng keo đáng tin cậy. Điều kiện sản xuất thông thường phải đạt được quy định nêu trong Phụ lục A.
6.2. Chất kết dính
Chất kết dính phải phù hợp các yêu cầu nêu trong 5.3.
6.3. Gỗ
Loại cây gỗ, độ ẩm và kích thước các thanh gỗ phải phù hợp với việc sản xuất gỗ thép thanh bằng keo. Các loại cây gỗ thường được dùng, độ ẩm và kích thước thanh gỗ được nêu trong Phụ lục A.
Theo đó, nhà sản xuất phải sản xuất ra gỗ ghép thanh bằng keo đáng tin cậy. Điều kiện sản xuất thông thường phải đạt được quy định nêu trong Phụ lục A TCVN 8575:2010 (ISO 12578:2008) như sau:
A.1. Nhân sự
Nhân viên phải có các kỹ năng cần thiết về sản xuất gỗ ghép thanh bằng keo và cấp chất lượng gỗ.
A.2. Phương tiện
A.2.1. Nhà xưởng
A.2.1.1. Nhà xưởng phải phù hợp cho tất cả các công đoạn sản xuất, đồng thời tính đến sự xem xét các yêu cầu nêu trong tiêu chuẩn này.
Đặc biệt cần xem xét đối với:
a) kích thước của cấu kiện;
b) nhiệt độ không khí.
A.2.1.2. nếu nhiệt độ và độ ẩm tương đối của không khí gây khó khăn cho việc dán keo thì cần phải duy trì nhiệt độ và độ ẩm tương đối thích hợp trong suốt quá trình dán keo và chu kỳ đóng rắn.
A.2.1.3. Cần có sẵn phương tiện sấy và bảo quản có sức chứa thích hợp để cho phép đạt được độ ẩm và nhiệt độ theo yêu cầu.
A.2.1.4. Nếu phải sử dụng gỗ đã sấy sơ bộ thì phải có sẵn phương tiện bảo quản để duy trì độ ẩm của gỗ theo yêu cầu.
A.2.1.5. Trừ trường hợp nhựa và chất đóng rắn được bơm trực tiếp từ bể chứa và trộn tự động trong quá trình phết keo, phải có một phòng riêng để chuẩn bị keo (trộn nhựa và chất đóng rắn). Phải có các phương tiện thích hợp để bảo quản nhựa và chất đóng rắn và phải có một khu vực để làm sạch thiết bị dán keo. Điều khoản này không áp dụng cho keo một thành phần.
A.2. Thiết bị
Phải luôn có thiết bị và nhân sự để:
a) điều khiển liên tục nhiệt độ không khí trong các khu vực kho, sản xuất và đóng rắn;
b) đo độ ẩm của gỗ và kiểm tra việc hiệu chuẩn đồng hồ đo độ ẩm;
c) phân cấp gỗ bằng thiết bị và bằng mắt thường khi việc này được thực hiện bởi người sản xuất;
d) tạo ghép ngón trong các thanh gỗ đảm bảo độ bền đủ và đáng tin cậy để đáp ứng yêu cầu sử dụng thực tế;
e) đo chiều dày các thanh gỗ;
f) làm cho các bề mặt đảm bảo các yêu cầu về sai lệch chiều dày và chất lượng bề mặt (thường là một máy bào thanh gỗ);
g) cân và trộn nhựa và chất đóng rắn theo đúng tỷ lệ cần thiết;
h) phết keo một cách đồng đều theo đúng chất lượng yêu cầu về chất kết dính;
i) đạt được lực ép và nhiệt độ cần thiết cho mạch keo trong quá trình đóng rắn của chất kết dính;
j) kiểm tra độ bền của các mối nối đầu thanh trong các thanh gỗ;
k) kiểm tra sự toàn vẹn của mạch keo.
...
Tải về đầy đủ hướng dẫn tại Phụ lục A TCVN 8575:2010 (ISO 12578:2008)
Chất kết dính trong gỗ ghép thanh bằng keo được quy định như thế nào?
Chất kết dính trong gỗ ghép thanh bằng keo được quy định tại tiểu mục 5.3 Mục 5 TCVN 8575:2010 (ISO 12578:2008) như sau:
Chất kết dính phải tạo ra được các mối nối có độ bền và độ bền lâu có khả năng duy trì được sự toàn vẹn về liên kết trong suốt tuổi thọ dự kiến của kết cấu.
Chất kết dính phải được lựa chọn theo điều kiện sử dụng, bao gồm khí hậu, điều kiện độ ẩm, sự tiếp xúc với nhiệt độ cao, loài cây gỗ, chất bảo quản đã sử dụng (nếu có) và phương pháp sản xuất.
Chất kết dính loại I, như đã phân loại theo EN 301, có thể được sử dụng cho cấu kiện kết cấu, áp dụng cho tất cả các loại sử dụng.
Đối với kết cấu thuộc loại sử dụng 1 hoặc 2, có thể sử dụng chất kết dính loại II, như đã phân loại theo EN 301, khi nhiệt độ của các cấu kiện trong kết cấu luôn nhỏ hơn 500C.
Phải chú ý đặc biệt đối với loại sử dụng 3 và phải sử dụng loại chất kết dính bền với thời tiết. Đối với kết cấu thuộc loại sử dụng 3, để đạt được độ bền và độ bền lâu theo yêu cầu có thể sử dụng chất kết dính tổng hợp đậm đặc loại phenolic hoặc aminoplastic loại 1 theo phân loại của EN 301.
Có thể sử dụng các loại chất kết dính khác với quy định của EN 301 miễn là đạt được mối liên kết có độ bền và độ bền lâu tương đương. Các tiêu chuẩn chất kết dính gỗ làm kết cấu như ASTM D2559 và CSA 0112.9 có các điều khoản quy định về độ bền và độ bền lâu này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?