Góp sức lao động là gì? Mức độ góp sức lao động của thành viên hợp tác xã được đo bằng tỷ lệ nào?
Góp sức lao động là gì? Mức độ góp sức lao động của thành viên hợp tác xã được đo bằng tỷ lệ nào?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 4 Luật Hợp tác xã 2023 quy định về góp sức lao động như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
5. Góp sức lao động là việc thành viên trực tiếp tham gia quản lý, lao động theo thỏa thuận tại tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
6. Góp vốn là việc thành viên góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ khi thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc để bổ sung vốn điều lệ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đã được thành lập hoặc để tạo thành tài sản chung của các thành viên tổ hợp tác.
...
10. Mức độ góp sức lao động của thành viên được đo bằng tỷ lệ tiền lương, tiền công hoặc thù lao của từng thành viên trên tổng tiền lương, tiền công và thù lao của tất cả thành viên.
...
Như vậy, góp sức lao động là việc thành viên trực tiếp tham gia quản lý, lao động theo thỏa thuận tại tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Theo đó, mức độ góp sức lao động của thành viên hợp tác xã được đo bằng tỷ lệ tiền lương, tiền công hoặc thù lao của từng thành viên trên tổng tiền lương, tiền công và thù lao của tất cả thành viên.
Góp sức lao động là gì? Mức độ góp sức lao động của thành viên hợp tác xã được đo bằng tỷ lệ nào? (Hình từ Internet)
Những thành viên nào của hợp tác xã góp sức lao động vào hợp tác xã?
Căn cứ theo Điều 4 Luật Hợp tác xã 2023 có giải thích về thành viên hợp tác xã như sau:
Giải thích từ ngữ
...
16. Thành viên bao gồm thành viên chính thức, thành viên liên kết góp vốn và thành viên liên kết không góp vốn của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc thành viên của tổ hợp tác.
17. Thành viên chính thức bao gồm:
a) Thành viên góp vốn và sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
b) Thành viên góp vốn và góp sức lao động vào hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
c) Thành viên góp vốn, sử dụng sản phẩm, dịch vụ và góp sức lao động vào hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
18. Thành viên liên kết góp vốn là thành viên chỉ góp vốn, không sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và không góp sức lao động vào hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
19. Thành viên liên kết không góp vốn bao gồm:
a) Thành viên không góp vốn, chỉ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
b) Thành viên không góp vốn, chỉ góp sức lao động vào hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
c) Thành viên không góp vốn, chỉ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và góp sức lao động vào hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
...
Như vậy, thành viên hợp tác xã bao gồm thành viên chính thức, thành viên liên kết góp vốn và thành viên liên kết không góp vốn của hợp tác xã. Mà:
- Thành viên chính thức của hợp tác xã là:
+ Thành viên góp vốn và góp sức lao động vào hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
+ Thành viên góp vốn, sử dụng sản phẩm, dịch vụ và góp sức lao động vào hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
- Thành viên liên kết không góp vốn của hợp tác xã bao gồm:
+ Thành viên không góp vốn, chỉ góp sức lao động vào hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
+ Thành viên không góp vốn, chỉ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và góp sức lao động vào hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Như vậy, thành viên chính thức và thành viên liên kết không góp vốn của hợp tác xã là các thành viên có góp sức lao động vào hợp tác xã.
Có dựa vào mức độ góp sức lao động của thành viên hợp tác xã để phân phối thu nhập không?
Căn cứ theo Điều 86 Luật Hợp tác xã 2023 quy định như sau:
Phân phối thu nhập
Sau khi trích lập quỹ chung không chia, nộp thuế, hoàn thành nghĩa vụ tài chính khác và xử lý lỗ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật, thu nhập của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được phân phối như sau:
1. Trích lập các quỹ theo quy định của pháp luật (nếu có);
2. Trích lập quỹ khác do Đại hội thành viên quyết định;
3. Thu nhập còn lại của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã sau khi đã trích lập các quỹ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được phân phối cho thành viên chính thức, thành viên liên kết góp vốn theo trình tự sau đây:
a) Đối với thu nhập từ giao dịch nội bộ còn lại thì phân phối tối thiểu 51% cho thành viên chính thức theo mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ và mức độ góp sức lao động; phần còn lại được phân phối theo tỷ lệ phần vốn góp cho thành viên chính thức và thành viên liên kết góp vốn theo quy định của Điều lệ;
b) Đối với thu nhập từ giao dịch bên ngoài còn lại thì phân phối cho thành viên chính thức, thành viên liên kết góp vốn theo quy định của Điều lệ.
Như vậy, mức độ góp sức lao động là căn cứ để phân phối thu nhập đối với thu nhập từ giao dịch nội bộ của hợp tác xã sau khi:
- Trích lập quỹ chung không chia, nộp thuế, hoàn thành nghĩa vụ tài chính khác và xử lý lỗ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật
- Trích lập các quỹ theo quy định của pháp luật (nếu có);
- Trích lập quỹ khác do Đại hội thành viên quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tai nạn giao thông là gì? Mẫu bản tường trình tai nạn giao thông đường bộ mới nhất hiện nay? Tải mẫu?
- Mã QR là gì? Mức phạt hành chính tội đánh tráo mã QR để chiếm đoạt tiền của người khác là bao nhiêu?
- Cán bộ công chức có phải thực hiện kê khai tài sản, tài khoản ở nước ngoài của vợ/chồng hay không?
- Được ủy quyền lại hợp đồng ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai hay không theo quy định pháp luật?
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?