Gửi văn bản đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao miễn nhiệm chức danh Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh là trách nhiệm của ai?
- Trình tự xem xét, đề nghị miễn nhiệm chức danh Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh được tiến hành như thế nào?
- Ai có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao miễn nhiệm chức danh Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh?
- Ai có trách nhiệm thông báo kết quả về việc miễn nhiệm chức danh Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh mà Hội đồng đã xem xét?
Trình tự xem xét, đề nghị miễn nhiệm chức danh Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh được tiến hành như thế nào?
Căn cứ theo Điều 14 Quy chế làm việc của Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán Ban hành kèm theo Quyết định 46/2003/QĐ-TCCB quy định như sau:
Việc xem xét, đề nghị miễn nhiệm chức danh Thẩm phán hoặc cách chức chức danh Thẩm phán được tiến hành theo trình tự sau đây:
1. Chủ tịch Hội đồng khai mạc phiên họp;
2. Hội đồng cử Thư ký phiên họp;
3. Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc Chánh án Tòa án quân sự Trung ương (Chánh án Tòa án quân sự Trung ương có thể ủy quyền cho Phó Chánh án Tòa án quân sự Trung ương) báo cáo với Hội đồng về hồ sơ đề nghị miễn nhiệm chức danh Thẩm phán hoặc cách chức chức danh Thẩm phán;
4. Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc Chánh án Tòa án quân sự Trung ương trình bày ý kiến đề nghị miễn nhiệm chức danh Thẩm phán hoặc cách chức chức danh Thẩm phán;
5. Các thành viên Hội đồng căn cứ vào quy định của Pháp lệnh và hồ sơ đề nghị miễn nhiệm chức danh Thẩm phán hoặc cách chức chức danh Thẩm phán để thảo luận, trao đổi về việc miễn nhiệm chức danh Thẩm phán hoặc cách chức chức danh Thẩm phán
6. Chủ tịch Hội đồng kết luận và các thành viên Hội đồng có mặt biểu quyết công khai bằng hình thức giơ tay;
7. Hội đồng giao cho Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc Chánh án Tòa án quân sự Trung ương làm văn bản đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định miễn nhiệm chức danh Thẩm phán hoặc cách chức chức danh Thẩm phán và trình Chủ tịch Hội đồng ký.
Miễn nhiệm được hiểu là việc cán bộ, công chức được thôi giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm theo khoản 6 Điều 7 Luật Cán bộ, công chức 2008.
Theo quy định trên, xem xét, đề nghị miễn nhiệm chức danh Thẩm phán Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh được tiến hành theo trình tự sau:
- Chủ tịch Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh khai mạc phiên họp;
- Hội đồng cử Thư ký phiên họp;
- Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh báo cáo với Hội đồng về hồ sơ đề nghị miễn nhiệm chức danh Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh;
- Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh trình bày ý kiến đề nghị miễn nhiệm chức danh Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh;
- Các thành viên Hội đồng căn cứ vào quy định của Pháp lệnh và hồ sơ đề nghị miễn nhiệm chức danh Thẩm phán để thảo luận, trao đổi về việc miễn nhiệm chức danh Thẩm phán;
- Chủ tịch Hội đồng kết luận và các thành viên Hội đồng có mặt biểu quyết công khai bằng hình thức giơ tay;
- Hội đồng giao cho Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh làm văn bản đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định miễn nhiệm chức danh Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh và trình Chủ tịch Hội đồng ký.
Miễn nhiệm chức danh Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh (Hình từ Internet)
Ai có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao miễn nhiệm chức danh Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh?
Căn cứ theo Điều 16 Quy chế làm việc của Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán Ban hành kèm theo Quyết định 46/2003/QĐ-TCCB quy định như sau:
Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc Chánh án Tòa án quân sự Trung ương có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao miễn nhiệm chức danh Thẩm phán hoặc cách chức chức danh Thẩm phán cùng hồ sơ chính, biên bản phiên họp của Hội đồng cho Vụ Tổ chức - Cán bộ Tòa án nhân dân tối cao để trình Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định miễn nhiệm chức danh Thẩm phán hoặc cách chức chức danh Thẩm phán.
Như vậy, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao miễn nhiệm chức danh Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh cùng hồ sơ chính, biên bản phiên họp của Hội đồng cho Vụ Tổ chức - Cán bộ Tòa án nhân dân tối cao để trình Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định miễn nhiệm chức danh Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Ai có trách nhiệm thông báo kết quả về việc miễn nhiệm chức danh Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh mà Hội đồng đã xem xét?
Căn cứ theo Điều 17 Quy chế làm việc của Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán Ban hành kèm theo Quyết định 46/2003/QĐ-TCCB quy định như sau:
Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc Chánh án Tòa án quân sự Trung ương có trách nhiệm thông báo kết quả về việc miễn nhiệm chức danh Thẩm phán hoặc cách chức chức danh Thẩm phán đối với Thẩm phán mà Hội đồng đã xem xét và đề nghị miễn nhiệm chức danh Thẩm phán hoặc cách chức chức danh Thẩm phán trong phiên họp gần nhất của Hội đồng, kể từ ngày nhận được quyết định hoặc thông báo của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Theo quy định trên, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm thông báo kết quả về việc miễn nhiệm chức danh Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh đối với Thẩm phán mà Hội đồng đã xem xét và đề nghị miễn nhiệm chức danh Thẩm phán trong phiên họp gần nhất của Hội đồng, kể từ ngày nhận được quyết định hoặc thông báo của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành phần hồ sơ trong dịch vụ thông tin tín dụng là bản sao không có chứng thực thì công ty tín dụng có trách nhiệm gì?
- Soft OTP là gì? Soft OTP có mấy loại? Soft OTP phải đáp ứng yêu cầu gì theo Thông tư 50 2024?
- Bài phát biểu của Ủy viên Ban Chấp hành Hội Cựu chiến binh tại ngày kỷ niệm thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam hay, ý nghĩa?
- Mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm mới nhất? Tải về mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm ở đâu?
- Danh sách 5 bộ được đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động theo phương án tinh gọn bộ máy mới nhất?