Hà Nội trở thành Thủ đô Việt Nam từ khi nào? Thủ đô Hà Nội có phải là trung tâm chính trị hành chính quốc gia?
Hà Nội trở thành Thủ đô Việt Nam từ khi nào?
Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Thủ đô Việt Nam) được quy định theo khoản 5 Điều 13 Hiến pháp 2013 như sau:
Điều 13.
...
5. Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Hà Nội.
Theo quy định nêu trên thì Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Hà Nội.
Ngày 02 tháng 9 năm 1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Với việc chọn Hà Nội là nơi đọc Tuyên ngôn độc lập, vị lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam - Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Chính phủ Cách mạng lâm thời lúc đó đã có ý định chọn Hà Nội là Thủ đô của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Ngày 09 tháng 11 năm 1946, tại kỳ họp thứ hai của Quốc hội khóa I đã thông qua Hiến pháp 1946 (Hết hiệu lực từ 01/01/1960), trong Chương 1 Chính thể, Điều 3 Hiến pháp có ghi :
Điều thứ 3
Cờ của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà nền đỏ, giữa có sao vàng năm cánh.
Quốc ca là bài Tiến quân ca.
Thủ đô đặt ở Hà Nội.
Như vậy, từ ngày 09 tháng 11 năm 1946, Hà Nội chính thức là Thủ đô của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Bên cạnh đó, theo Hiến pháp 1992 (Hết hiệu lực từ 01/01/2014), ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội nước Việt Nam thống nhất đã quyết định đổi tên nước là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; cả nước bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, ra sức xây dựng đất nước, kiên cường bảo vệ Tổ quốc đồng thời làm nghĩa vụ quốc tế. Đồng thời, ngay tại kỳ họp đầu tiên của Quốc hội, khóa IV, Hà Nội vinh dự được chọn làm Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến ngày nay.
Hà Nội trở thành Thủ đô Việt Nam từ khi nào? Thủ đô Hà Nội có phải là trung tâm chính trị hành chính quốc gia? (Hình từ Internet)
Thủ đô Việt Nam có phải là trung tâm chính trị hành chính quốc gia hay không?
Vị trí, vai trò của Thủ đô được quy định tại Điều 2 Luật Thủ đô 2012 như sau:
Vị trí, vai trò của Thủ đô
1. Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Hà Nội.
2. Thủ đô là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, nơi đặt trụ sở của các cơ quan trung ương của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế; là trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước.
3. Trụ sở cơ quan trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ đặt tại khu vực Ba Đình thành phố Hà Nội.
Căn cứ quy định trên thì Thủ đô Hà Nội (Thủ đô Việt Nam) là trung tâm chính trị hành chính quốc gia, nơi đặt trụ sở của các cơ quan trung ương của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế.
Thủ đô Hà Nội cũng là trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước.
Trụ sở cơ quan trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ đặt tại khu vực Ba Đình thành phố Hà Nội.
Trách nhiệm của Thủ đô Việt Nam được quy định như thế nào?
Trách nhiệm của Thủ đô Việt Nam được quy định tại Điều 5 Luật Thủ đô 2012 như sau:
Trách nhiệm của Thủ đô
1. Xây dựng, phát triển Thủ đô văn minh, hiện đại, tiêu biểu cho cả nước.
2. Bảo đảm an toàn, thuận lợi cho hoạt động của các cơ quan trung ương của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế và cho việc tổ chức các chương trình, sự kiện quốc gia, quốc tế trên địa bàn Thủ đô.
3. Chủ động phối hợp và hỗ trợ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong Vùng Thủ đô và cả nước thông qua việc mở rộng các hình thức liên kết, hợp tác cùng phát triển.
4. Chủ động, tích cực mở rộng quan hệ, hợp tác hữu nghị với thủ đô các nước, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài để xây dựng, phát triển Thủ đô; tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan, tổ chức, nhân dân Thủ đô tham gia các hoạt động giao lưu và hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, giáo dục, khoa học và công nghệ.
Theo đó, Thủ đô Hà Nội (Thủ đô Việt Nam) có trách nhiệm như sau:
- Xây dựng, phát triển Thủ đô văn minh, hiện đại, tiêu biểu cho cả nước.
- Bảo đảm an toàn, thuận lợi cho hoạt động của các cơ quan trung ương của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế và cho việc tổ chức các chương trình, sự kiện quốc gia, quốc tế trên địa bàn Thủ đô.
- Chủ động phối hợp và hỗ trợ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong Vùng Thủ đô và cả nước thông qua việc mở rộng các hình thức liên kết, hợp tác cùng phát triển.
- Chủ động, tích cực mở rộng quan hệ, hợp tác hữu nghị với thủ đô các nước, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài để xây dựng, phát triển Thủ đô;
- Tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan, tổ chức, nhân dân Thủ đô tham gia các hoạt động giao lưu và hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, giáo dục, khoa học và công nghệ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?