Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có không quá 15 sở sau khi sắp xếp các cơ quan chuyên môn theo Công văn 24?
- Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có không quá 15 sở sau khi sắp xếp các cơ quan chuyên môn theo Công văn 24?
- Nguyên tắc sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, huyện Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh?
- Mục đích, yêu cầu sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện?
Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có không quá 15 sở sau khi sắp xếp các cơ quan chuyên môn theo Công văn 24?
Định hướng, gợi ý nội dung sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được quy định tại Mục II Công văn 24/CV-BCĐTKNQ18 năm 2024, cụ thể như sau:
II. ĐỊNH HƯỚNG, GỢI Ý SẮP XẾP TỔ CHỨC CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH, CẤP HUYỆN
...
1.4. Định hướng, gợi ý cơ cấu, sắp xếp đối với các sở đặc thù: Ngoại vụ; Du lịch; Quy hoạch và Kiến trúc (đối với Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hà Nội), An toàn thực phẩm (được thành lập tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù[2]) và Ban Dân tộc
...
Việc sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn nêu trên theo định hướng, gợi ý tại Văn bản này và yêu cầu quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực tại địa phương, bảo đảm tổng số sở thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không quá 14 sở. Riêng Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có không quá 15 sở.
Theo đó, việc sắp xếp tổ chức các đối với các sở đặc thù: Ngoại vụ; Du lịch; Quy hoạch và Kiến trúc (đối với Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hà Nội), An toàn thực phẩm (được thành lập tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù) và Ban Dân tộc theo định hướng, gợi ý tại Công văn 24/CV-BCĐTKNQ18 năm 2024 và yêu cầu quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực tại địa phương, bảo đảm tổng số sở thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không quá 14 sở. Riêng Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có không quá 15 sở.
Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có không quá 15 sở sau khi sắp xếp các cơ quan chuyên môn theo Công văn 24? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, huyện Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh?
Nguyên tắc sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, huyện Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được quy định tại tiểu mục 3 Mục I Công văn 24/CV-BCĐTKNQ18 năm 2024, cụ thể như sau:
- Bám sát định hướng sắp xếp theo yêu cầu của Nghị quyết số 18-NQ/TW, của Ban Chỉ đạo Trung ương; định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ.
- Tổ chức hợp lý các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, thực hiện nguyên tắc một cơ quan thực hiện nhiều việc và một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì thực hiện và chịu trách nhiệm chính; đồng thời, rà soát, sắp xếp, cơ cấu lại tổ chức bên trong các sở, ban, ngành (phấn đấu giảm khoảng 15% số đầu mối tổ chức bên trong) theo định hướng của Trung ương, quy định của Chính phủ và phù hợp với tình hình, đặc điểm của từng địa phương, bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
- Sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy cơ quan chuyên môn phải gắn với giảm biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị trong thời kỳ mới.
Mục đích, yêu cầu sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện?
Mục đích, yêu cầu sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện được quy định tại Mục I Công văn 24/CV-BCĐTKNQ18 năm 2024, cụ thể như sau:
(1) Mục đích
Sắp xếp, tinh gọn tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện tương đồng với sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, liên thông trong quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực từ Trung ương đến cấp huyện; đồng thời, thực hiện sắp xếp giảm đầu mối bên trong gắn với giảm biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức, có số lượng cơ cấu hợp lý, có phẩm chất, năng lực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị trong thời kỳ mới.
(2) Yêu cầu
- Quán triệt chủ trương, định hướng, chỉ đạo của Trung ương về việc sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy gắn với cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; chú trọng công tác tuyên truyền, tạo sự đồng thuận, thống nhất trong quá trình sắp xếp, đề xuất phương án kiện toàn tổ chức bộ máy.
Làm tốt công tác chính trị, tư tưởng, kịp thời quan tâm giải quyết chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong quá trình sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy.
- Xây dựng phương án, chuẩn bị đầy đủ điều kiện cần thiết để sắp xếp tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi có quyết định của cấp có thẩm quyền;
++ Bảo đảm việc sắp xếp không ảnh hưởng đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao của cơ quan, tổ chức, đơn vị, không bỏ trống địa bàn, lĩnh vực, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động, đặc biệt các nhiệm vụ liên quan đến phục vụ người dân và doanh nghiệp.
- Người đứng đầu Tỉnh ủy (thành ủy), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm về lộ trình, kế hoạch và kết quả thực hiện sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện của địa phương mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp đồng lao động 12 tháng là loại hợp đồng gì? Nội dung trong hợp đồng lao động 12 tháng bao gồm?
- Khi đánh giá lại giá trị tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thì nguyên giá tài sản kết cấu hạ tầng xác định thế nào?
- Quy trình giám định tư pháp theo vụ việc theo Thông tư 03/2025 như thế nào? Kết luận giám định tư pháp theo vụ việc được quy định ra sao?
- Liệu pháp tâm lý cho người sử dụng ma túy là gì? Điều kiện thực hiện liệu pháp tâm lý cho người sử dụng ma túy?
- Danh sách 140 nhiệm vụ triển khai chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 57? Toàn văn Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị?