Hai cá nhân có thể trở thành đồng chủ sở hữu đối với đối tượng sở hữu công nghiệp là nhãn hiệu không?
- Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp là nhãn hiệu là những tổ chức, cá nhân nào?
- Hai cá nhân có thể trở thành đồng chủ sở hữu đối với đối tượng sở hữu công nghiệp là nhãn hiệu không?
- Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp có quyền ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp của mình hay không?
Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp là nhãn hiệu là những tổ chức, cá nhân nào?
Căn cứ Điều 121 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp được quy định như sau:
"Điều 121. Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp
1. Chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp tương ứng.
Chủ sở hữu nhãn hiệu là tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hoặc có nhãn hiệu đã đăng ký quốc tế được cơ quan có thẩm quyền công nhận hoặc có nhãn hiệu nổi tiếng.
2. Chủ sở hữu tên thương mại là tổ chức, cá nhân sử dụng hợp pháp tên thương mại đó trong hoạt động kinh doanh.
3. Chủ sở hữu bí mật kinh doanh là tổ chức, cá nhân có được bí mật kinh doanh một cách hợp pháp và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó. Bí mật kinh doanh mà bên làm thuê, bên thực hiện nhiệm vụ được giao có được trong khi thực hiện công việc được thuê hoặc được giao thuộc quyền sở hữu của bên thuê hoặc bên giao việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
4. Chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý của Việt Nam là Nhà nước.
Nhà nước trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cho tổ chức, cá nhân tiến hành việc sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý tại địa phương tương ứng và đưa sản phẩm đó ra thị trường. Nhà nước trực tiếp thực hiện quyền quản lý chỉ dẫn địa lý hoặc trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý cho tổ chức đại diện quyền lợi của tất cả các tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý."
Từ những quy định trên có thể thấy chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu là những cá nhân, tổ chức được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hoặc có nhãn hiệu đã đăng ký quốc tế được cơ quan có thẩm quyền công nhận hoặc có nhãn hiệu nổi tiếng.
Hai cá nhân có thể trở thành đồng chủ sở hữu đối với đối tượng sở hữu công nghiệp là nhãn hiệu không?
Hai cá nhân có thể trở thành đồng chủ sở hữu đối với đối tượng sở hữu công nghiệp là nhãn hiệu không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 có quy định như sau:
“Điều 87. Quyền đăng ký nhãn hiệu
[...]
5. Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây:
a) Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hoá, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;
b) Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ."
Đồng thời, khoản 6 và khoản 7 Điều này cũng có một số quy định liên quan như sau:
"6. Người có quyền đăng ký quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.
7. Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.”
Như vậy, hai cá nhân hoàn toàn có quyền cùng đăng ký nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu đối với nhãn hiệu đó khi đáp ứng được các điều kiện luật định nêu trên.
Đồng thời, việc đăng ký phải tuân thủ quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp.
Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp có quyền ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp của mình hay không?
Căn cứ Điều 123 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 có quy định quyền a chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp như sau:
"Điều 123. Quyền của chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp
1. Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp có các quyền tài sản sau đây:
a) Sử dụng, cho phép người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định tại Điều 124 và Chương X của Luật này;
b) Ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định tại Điều 125 của Luật này;
c) Định đoạt đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định tại Chương X của Luật này.
2. Tổ chức, cá nhân được Nhà nước trao quyền sử dụng, quyền quản lý chỉ dẫn địa lý theo quy định tại khoản 4 Điều 121 của Luật này có các quyền sau đây:
a) Tổ chức được trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý có quyền cho phép người khác sử dụng chỉ dẫn địa lý đó theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng hoặc tổ chức được trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý có quyền ngăn cấm người khác sử dụng chỉ dẫn địa lý đó theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này."
Như vậy, chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp được quyền ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, tuy nhiên phải nằm trong giới hạn và tuân thủ quy định tại Điều 125 Luật Sở hữu trí tuệ 2005.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành phần hồ sơ trong dịch vụ thông tin tín dụng là bản sao không có chứng thực thì công ty tín dụng có trách nhiệm gì?
- Soft OTP là gì? Soft OTP có mấy loại? Soft OTP phải đáp ứng yêu cầu gì theo Thông tư 50 2024?
- Bài phát biểu của Ủy viên Ban Chấp hành Hội Cựu chiến binh tại ngày kỷ niệm thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam hay, ý nghĩa?
- Mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm mới nhất? Tải về mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm ở đâu?
- Danh sách 5 bộ được đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động theo phương án tinh gọn bộ máy mới nhất?