Hai doanh nghiệp đều thành lập tại Việt Nam giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại thì có thể yêu cầu giải quyết bằng pháp luật nước ngoài không?
- Tranh chấp có yếu tố nước ngoài được hiểu là tranh chấp như thế nào?
- Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại gồm những điều kiện nào?
- Các bên lựa chọn địa điểm giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại như thế nào?
- Hai doanh nghiệp đều thành lập tại Việt Nam giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại thì có thể yêu cầu giải quyết bằng pháp luật nước ngoài không?
Tranh chấp có yếu tố nước ngoài được hiểu là tranh chấp như thế nào?
Căn cứ Điều 663 Bộ luật Dân sự 2015 quy định quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài như sau:
"Điều 663. Phạm vi áp dụng
1. Phần này quy định về pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
Trường hợp luật khác có quy định về pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài không trái với quy định từ Điều 664 đến Điều 671 của Bộ luật này thì luật đó được áp dụng, nếu trái thì quy định có liên quan của Phần thứ năm của Bộ luật này được áp dụng.
2. Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài;
b) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài;
c) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài."
Như vậy, từ quy định vừa nêu trên thì có thể hiểu nếu 1 công ty thành lập tại nước ngoài theo pháp luật của nước đó thì có thể xem là pháp nhân nước ngoài.
Khi đó, giao dịch giữa công ty này và công ty Việt Nam được xem là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
Hai doanh nghiệp đều thành lập tại Việt Nam giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại thì có thể yêu cầu giải quyết bằng pháp luật nước ngoài không? (Hình từ Internet)
Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại gồm những điều kiện nào?
Căn cứ Điều 5 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định về điều kiện để áp dụng trọng tài thương mại như sau:
"Điều 5. Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài
1. Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.
2. Trường hợp một bên tham gia thoả thuận trọng tài là cá nhân chết hoặc mất năng lực hành vi, thoả thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa kế hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
3. Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác."
Theo đó, điều kiên duy nhất để giải quyết bằng trọng tài thương mại là phải có sự thỏa thuận của các bên.
Các bên lựa chọn địa điểm giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại như thế nào?
Căn cứ Điều 11 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định về địa điểm giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài như sau:
"Điều 11. Địa điểm giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài
1. Các bên có quyền thoả thuận địa điểm giải quyết tranh chấp; trường hợp không có thoả thuận thì Hội đồng trọng tài quyết định. Địa điểm giải quyết tranh chấp có thể ở trong lãnh thổ Việt Nam hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam.
2. Trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác, Hội đồng trọng tài có thể tiến hành phiên họp tại địa điểm được xem là thích hợp cho việc trao đổi ý kiến giữa các thành viên của Hội đồng trọng tài, việc lấy lời khai của người làm chứng, tham vấn ý kiến các chuyên gia hoặc tiến hành việc giám định hàng hoá, tài sản hoặc tài liệu khác."
Theo đó. việc lựa chọn địa điểm giải quyết tranh chấp dó các bên thỏa thuận.
Trường hợp không có thoả thuận thì Hội đồng trọng tài quyết định. Địa điểm giải quyết tranh chấp có thể ở trong lãnh thổ Việt Nam hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam.
Hai doanh nghiệp đều thành lập tại Việt Nam giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại thì có thể yêu cầu giải quyết bằng pháp luật nước ngoài không?
Căn cứ Điều 14 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định về Luật áp dụng giải quyết tranh chấp như sau:
"Điều 14. Luật áp dụng giải quyết tranh chấp
1. Đối với tranh chấp không có yếu tố nước ngoài, Hội đồng trọng tài áp dụng pháp luật Việt Nam để giải quyết tranh chấp.
2. Đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài, Hội đồng trọng tài áp dụng pháp luật do các bên lựa chọn; nếu các bên không có thỏa thuận về luật áp dụng thì Hội đồng trọng tài quyết định áp dụng pháp luật mà Hội đồng trọng tài cho là phù hợp nhất.
3. Trường hợp pháp luật Việt Nam, pháp luật do các bên lựa chọn không có quy định cụ thể liên quan đến nội dung tranh chấp thì Hội đồng trọng tài được áp dụng tập quán quốc tế để giải quyết tranh chấp nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam".
Theo đó, nếu trọng tài giải quyết tranh chấp thì với tranh chấp thì sẽ căn cứ vào yếu tố giữa hai bên để quyết định.
Trường hợp có yếu tố nước ngoài thì Hội đồng trọng tài áp dụng pháp luật do các bên lựa chọn; nếu các bên không có thỏa thuận về luật áp dụng thì Hội đồng trọng tài quyết định áp dụng pháp luật mà Hội đồng trọng tài cho là phù hợp nhất
Đố với trường hợp cả hai doanh nghiệp đều thành lập tại Việt Nam thì theo khoản 1 Điều 14 Luật Trọng tài thương mại vừa nêu trên Hội đồng trọng tài áp dụng pháp luật Việt Nam để giải quyết tranh chấp do tranh chấp không có yếu tố nước ngoài.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã số thông tin của dự án đầu tư xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng thể hiện các thông tin gì?
- Vé số bị rách góc có đổi được hay không sẽ do ai quyết định? Vé số bị rách góc cần phải đổi thưởng trong thời hạn bao lâu?
- Thông tin tín dụng là gì? Hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cần phải tuân thủ những quy định nào?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm cảm xúc về một câu chuyện lớp 5? Tuổi của học sinh lớp 5 là bao nhiêu?
- Mẫu xác nhận kết quả giao dịch chứng khoán tại Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam?