Hàm lượng Arsen và nồng độ pH cho phép có trong nước sạch đạt chuẩn dùng trong sinh hoạt là bao nhiêu?

Tôi muốn hỏi đối với nước sinh hoạt thì hàm lượng Arsen và nồng độ pH cho phép có trong nước đạt chuẩn phải là bao nhiêu? Cung cấp nước sinh hoạt không đảm bảo tiêu chuẩn nước sạch vì hàm lượng Arsen vượt quá mức quy định sẽ bị xử phạt như thế nào?

Nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt là gì?

Căn cứ Điều 3 QCVN 01-1:2018/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt ban hành kèm theo Thông tư 41/2018/TT-BYT quy định như sau:

Nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt là nước đã qua xử lý có chất lượng bảo đảm, đáp ứng yêu cầu sử dụng cho mục đích ăn uống, vệ sinh của con người (viết tắt là nước sạch).

Hàm lượng Arsen và nồng độ pH cho phép có trong nước sạch đạt chuẩn dùng trong sinh hoạt là bao nhiêu?

Hàm lượng Arsen và nồng độ pH cho phép có trong nước sạch đạt chuẩn dùng trong sinh hoạt là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Hàm lượng Arsen và nồng độ pH cho phép có trong nước sạch đạt chuẩn dùng trong sinh hoạt là bao nhiêu?

Căn cứ Điều 4 QCVN 01-1:2018/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt ban hành kèm theo Thông tư 41/2018/TT-BYT quy định về hàm lượng Arsen được có trong nước như sau:

Nước sạch

Đối với nước sạch đạt tiêu chuẩn thì hàm lượng Arsen phải dưới 0,01 mg/L, và nồng độ pH phải nằm trong khoảng 6 - 8,5.

Cung cấp nước sinh hoạt không đảm bảo tiêu chuẩn nước sạch vì bị hàm lượng Arsen vượt quá mức quy định sẽ bị xử phạt như thế nào?

Tại Điều 15 Nghị định 117/2020/NĐ-CP thì hành vi vi phạm quy định về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt, trong đó có trường hợp hàm lượng Arsen vượt mức quy định như sau:

"Điều 15. Vi phạm quy định về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo cơ quan có thẩm quyền về chất lượng nước theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện việc cung cấp nước có công suất thiết kế dưới 1.000 m3/ngày đêm hoặc quy mô cấp nước cho dưới 500 hộ gia đình thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Việc thử nghiệm thông số chất lượng nước đối với mỗi mẫu nước phải thử nghiệm không được thực hiện tại phòng thử nghiệm, tổ chức chứng nhận theo quy định của pháp luật;
b) Không công khai kết quả thử nghiệm các thông số chất lượng nước theo quy định của pháp luật đối với mỗi lần thử nghiệm;
c) Thử nghiệm thiếu từ 01 đến 05 thông số của mỗi mẫu nước phải thử nghiệm theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện việc cung cấp nước có công suất thiết kế dưới 1.000 m3/ngày đêm hoặc quy mô cấp nước cho dưới 500 hộ gia đình thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Cung cấp nước sử dụng cho mục đích sinh hoạt không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước sạch dùng cho mục đích sinh hoạt;
b) Thử nghiệm thiếu từ 06 thông số trở lên của mỗi mẫu nước phải thử nghiệm theo quy định của pháp luật.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện cung cấp nước có công suất thiết kế từ 1.000 m3/ngày đêm trở lên hoặc quy mô cấp nước cho từ 500 hộ gia đình trở lên thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Việc thử nghiệm thông số chất lượng nước đối với mỗi mẫu nước phải thử nghiệm không được thực hiện tại phòng thử nghiệm, tổ chức chứng nhận theo quy định của pháp luật;
b) Không công khai kết quả thử nghiệm các thông số chất lượng nước theo quy định của pháp luật đối với mỗi lần phải thử nghiệm theo quy định của pháp luật;
c) Thử nghiệm thiếu từ 01 đến 05 thông số của mỗi mẫu nước phải thử nghiệm theo quy định của pháp luật.
5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện cung cấp nước có công suất thiết kế từ 1.000 m3/ngày đêm trở lên hoặc quy mô cấp nước cho từ 500 hộ gia đình trở lên thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Cung cấp nước sử dụng cho mục đích sinh hoạt không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước sạch dùng cho mục đích sinh hoạt;
b) Thử nghiệm thiếu từ 06 thông số trở lên của mỗi mẫu nước phải thử nghiệm theo quy định của pháp luật.
6. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thiếu số lượng mẫu thử nghiệm đối với mỗi lần phải thử nghiệm theo quy định của pháp luật của đơn vị cấp nước có công suất thiết kế dưới 1.000m3/ngày đêm hoặc quy mô cấp nước cho dưới 500 hộ gia đình.
7. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thử nghiệm định kỳ các thông số chất lượng nước đối với mỗi lần phải thử nghiệm theo quy định của đơn vị cấp nước có công suất thiết kế dưới 1.000 m3/ngày đêm hoặc quy mô cấp nước cho dưới 500 hộ gia đình;
b) Thiếu số lượng mẫu thử nghiệm đối với mỗi lần phải thử nghiệm theo quy định của pháp luật của đơn vị cấp nước có công suất thiết kế từ 1.000m3/ngày đêm trở lên hoặc quy mô cấp nước cho từ 500 hộ gia đình trở lên.
8. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không thử nghiệm định kỳ các thông số chất lượng nước đối với mỗi lần phải thử nghiệm theo quy định của đơn vị cấp nước có công suất thiết kế từ 1.000 m3/ngày đêm trở lên hoặc quy mô cấp nước cho từ 500 hộ gia đình trở lên.
9. Phạt tiền gấp 02 lần nhưng không quá 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này khi đơn vị cấp nước có từ hai cơ sở sản xuất vi phạm trở lên."

Theo đó, cung cấp nước sinh hoạt nhưng hàm lượng Arsen vượt quá mức quy định sẽ bị xử phạt theo quy định nêu trên.

Tuy nhiên mức phạt tiền đó là đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (khoản 5 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP).

Hàm lượng Arsen
Tài nguyên nước Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Tài nguyên nước
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Trách nhiệm của cơ quan quản lý ở địa phương về việc giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước được quy định ra sao?
Pháp luật
Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng tài nguyên nước có được chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước không?
Pháp luật
Việc khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu tài nguyên nước được quy định thế nào theo quy định?
Pháp luật
Kiểm tra đột xuất việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước được thực hiện khi phát hiện dấu hiệu vi phạm gây sụt lún đất đúng không?
Pháp luật
Việc phát triển nguồn nước có nằm trong nội dung chiến lược tài nguyên nước quốc gia hay không?
Pháp luật
Khai thác tài nguyên nước để sử dụng có cần đăng ký không? Khai thác tài nguyên nước thì có phải nộp thuế không? 
Pháp luật
Việc cấp phép tài nguyên nước phải trên cơ sở các căn cứ nào? Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tài nguyên nước phải đáp ứng các điều kiện gì?
Pháp luật
Cá nhân, tổ chức để được cấp giấy phép tài nguyên nước cần tuân theo những nguyên tắc gì? Cá nhân, tổ chức được cấp Giấy phép tài nguyên nước phải đáp ứng các điều kiện gì?
Pháp luật
Cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia được chia thành mấy nhóm thông tin, dữ liệu theo quy định mới?
Pháp luật
Việc kiểm kê tài nguyên nước được thực hiện định kỳ bao nhiêu năm một lần? Việc kiểm kê này được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Tổ chức khai thác sử dụng tài nguyên nước có được dẫn nước chảy qua bất động sản liền kề không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hàm lượng Arsen
2,081 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hàm lượng Arsen Tài nguyên nước

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hàm lượng Arsen Xem toàn bộ văn bản về Tài nguyên nước

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào