Hạng chức danh nghề nghiệp viên chức có phải là cấp độ thể hiện năng lực chuyên môn của viên chức không?

Theo quy định thì hạng chức danh nghề nghiệp viên chức có phải là cấp độ thể hiện năng lực chuyên môn của viên chức không? Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức có bao nhiêu thành viên?

Hạng chức danh nghề nghiệp viên chức có phải là cấp độ thể hiện năng lực chuyên môn của viên chức không?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 2 Nghị định 115/2020/NĐ-CP có quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Chế độ tập sự” là các quy định liên quan đến quá trình người được tuyển dụng vào viên chức làm quen với môi trường công tác và tập làm những công việc của vị trí việc làm gắn với chức danh nghề nghiệp sẽ được bổ nhiệm quy định trong hợp đồng làm việc;
2. “Thay đổi chức danh nghề nghiệp” là việc viên chức được bổ nhiệm vào một chức danh nghề nghiệp khác phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của vị trí việc làm đang đảm nhiệm;
3. “Hạng chức danh nghề nghiệp” là cấp độ thể hiện trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp;
...

Theo đó, hạng chức danh nghề nghiệp viên chức là cấp độ thể hiện trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp.

Hạng chức danh nghề nghiệp viên chức có phải là cấp độ thể hiện năng lực chuyên môn của viên chức không?

Hạng chức danh nghề nghiệp viên chức có phải là cấp độ thể hiện năng lực chuyên môn của viên chức không? (Hình từ Internet)

Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức có bao nhiêu thành viên?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 38 Nghị định 115/2020/NĐ-CP (một số cụm từ bị bãi bỏ bởi điểm c khoản 38 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP) có quy định như sau:

Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp
1. Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp do người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp thành lập. Hội đồng có 05 hoặc 07 thành viên, bao gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp;
b) Phó Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu bộ phận tham mưu về tổ chức cán bộ của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp;
c) Các ủy viên Hội đồng là người có chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến việc tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp do người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp quyết định, trong đó có 01 ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng.
2. Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số; trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo ý kiến mà Chủ tịch Hội đồng đã biểu quyết. Hội đồng thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
a) Thông báo kế hoạch, thời gian, nội quy, hình thức, nội dung và địa điểm xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp;
b) Thành lập các bộ phận giúp việc: Ban đề thi, Ban coi thi, Ban phách, Ban chấm thi, Ban chấm phúc khảo (nếu có) khi tổ chức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp hoặc Ban thẩm định hồ sơ, Ban kiểm tra, sát hạch khi tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp. Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng thành lập Tổ thư ký giúp việc;
c) Tổ chức thu phí xét thăng hạng và sử dụng theo quy định;
d) Tổ chức thi, chấm thi, chấm phúc khảo hoặc tổ chức xét hồ sơ, kiểm tra, sát hạch theo quy chế;
đ) Báo cáo người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp công nhận kết quả kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp;
e) Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quá trình tổ chức kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp;
g) Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
3. Không bố trí những người có quan hệ là cha, mẹ, anh, chị, em ruột của người xét thăng hạng hoặc của bên vợ (chồng) của người xét thăng hạng; vợ hoặc chồng, con đẻ hoặc con nuôi của người xét thăng hạng hoặc những người đang trong thời hạn xử lý kỷ luật hoặc đang thi hành quyết định kỷ luật làm thành viên Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, thành viên các bộ phận giúp việc của Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.

Theo đó, Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp do người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp thành lập.

Như vậy, Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức sẽ có 05 hoặc 07 thành viên, bao gồm:

- Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp;

- Phó Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu bộ phận tham mưu về tổ chức cán bộ của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp;

- Các ủy viên Hội đồng là người có chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến việc tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp do người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp quyết định, trong đó có 01 ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng.

Nguyên tắc tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức được thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo Điều 31 Nghị định 115/2020/NĐ-CP (một số cụm từ bị bãi bỏ bởi điểm c khoản 38 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP) có quy định như sau:

Theo đó, căn cứ, nguyên tắc tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức được thực hiện như sau:

- Việc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức phải căn cứ vào vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và phù hợp với cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp của đơn vị sự nghiệp công lập đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Viên chức được đăng ký xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức nếu đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu và đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của pháp luật.

- Kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức được tổ chức theo nguyên tắc bình đẳng, công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật.

Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thông tư 14/2024 quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp Lý lịch tư pháp thế nào?
Pháp luật
Việc tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp đăng ký biện pháp bảo đảm cần phải căn cứ vào đâu?
Pháp luật
Mẫu nhận xét đối với trợ giúp viên pháp lý dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp mới nhất là mẫu nào?
Pháp luật
Điều kiện xét thăng hạng lên CDNN biên dịch viên hạng 2? Yêu cầu về trình độ ngoại ngữ đối với biên dịch viên hạng 2?
Pháp luật
Tiêu chuẩn xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp quay phim hạng hai cần phải đáp ứng những điều kiện nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp âm thanh viên hạng 2 lên âm thanh viên hạng 1 cần đáp ứng điều kiện nào?
Pháp luật
Hạng chức danh nghề nghiệp viên chức có phải là cấp độ thể hiện năng lực chuyên môn của viên chức không?
Pháp luật
Hướng dẫn minh chứng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập mới nhất?
Pháp luật
Điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên từ 15/12/2024 theo Thông tư 13/2024/TT-BGDĐT?
Pháp luật
Điều kiện xét thăng hạng nghề nghiệp giáo viên tiểu học theo Thông tư 13 2024 TT BGD từ ngày 15 12 2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp
141 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào