Hàng của doanh nghiệp chế xuất mang đi hội chợ triển lãm, sau đó tặng cho khách hàng có phải làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng và nộp thuế xuất nhập khẩu không?

Công ty doanh nghiệp chế xuất chuyên sản xuất các sản phẩm như dao cạo, kéo, cắt móng tay, dao, dao kéo và các sản phẩm làm đẹp nói chung. Công ty chúng tôi có kế hoạch gửi một số sản phẩm đi tham gia hội chợ triển lãm và sau đó sẽ tặng những sản phẩm này cho những khách hàng đến thăm gian hàng. Vậy, doanh nghiệp có phải làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng và nộp thuế xuất nhập khẩu không?

Sản phẩm mang đi triển lãm cần đáp ứng các điều kiện nào?

Căn cứ Điều 8 Nghị định 23/2019/NĐ-CP quy định về điều kiện đối với sản phẩm triển lãm như sau:

"Điều 8. Điều kiện đối với tác phẩm, hiện vật, tài liệu, địa điểm triển lãm
Tác phẩm, hiện vật, tài liệu, địa điểm triển lãm phải đáp ứng các điều kiện sau:
1. Tác phẩm, hiện vật, tài liệu được triển lãm không có một trong các nội dung:
a) Tuyên truyền chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc;
b) Tiết lộ bí mật của cơ quan, tổ chức, cá nhân mà không được sự đồng ý của cơ quan, tổ chức, cá nhân và bí mật khác do pháp luật quy định;
c) Kích động chiến tranh, gây thù hận giữa các dân tộc và nhân dân các nước; gây chia rẽ tôn giáo, mất đoàn kết dân tộc; truyền bá tư tưởng phản động;
d) Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm vĩ nhân, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa; vu khống, xâm hại uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân;
đ) Vi phạm các quy định về nếp sống văn minh, an ninh trật tự, tuyên truyền bạo lực, các hành vi tội ác, tệ nạn xã hội gây hại cho sức khỏe, hủy hoại môi trường sinh thái.
2. Tác phẩm, hiện vật, tài liệu được triển lãm không thuộc trường hợp bị đình chỉ lưu hành, cấm lưu hành, thu hồi, tịch thu.
3. Tác phẩm, hiện vật, tài liệu được triển lãm phải phù hợp với chủ đề, nội dung của triển lãm; có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp.
4. Địa điểm triển lãm phải phù hợp với quy mô triển lãm, bảo đảm các điều kiện về trật tự an toàn xã hội, vệ sinh môi trường và phòng, chống cháy nổ.

Hàng của doanh nghiệp chế xuất mang đi hội chợ triển lãm, sau đó tặng cho khách hàng có phải làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng và nộp thuế không?

Sản phẩm triển lãm (Hình từ Internet)

Tổ chức, cá nhân khi mang sản phẩm đi triển lãm thì có được những quyền lợi nào?

Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 23/2019/NĐ-CP quy định về quyền của tổ chức, cá nhân khi tổ chức, tham gia tổ chức hoạt động triển lãm như sau:

"Điều 6. Quyền của tổ chức, cá nhân khi tổ chức, tham gia tổ chức hoạt động triển lãm
1. Được tổ chức, tham gia tổ chức, đầu tư cho hoạt động triển lãm theo quy định của pháp luật.
2. Được bảo vệ các quyền lợi chính đáng, hợp pháp theo quy định của pháp luật.
3. Được tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập tác phẩm, hiện vật, tài liệu để phục vụ triển lãm theo quy định của pháp luật."

Hàng của doanh nghiệp chế xuất mang đi hội chợ triển lãm, sau đó tặng cho khách hàng có phải làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng và nộp thuế xuất nhập khẩu không?

Căn cứ Điều 21 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC quy định về khai thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa như sau:

“ Điều 21. Khai thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa
1. Nguyên tắc thực hiện:
a) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chuyển tiêu thụ nội địa hoặc thay đổi mục đích sử dụng thực hiện đúng quy định tại khoản 5 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP;
b) Việc chuyển tiêu thụ nội địa hoặc thay đổi mục đích sử dụng hàng hóa đã làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu chỉ được thực hiện sau khi người khai hải quan hoàn thành thủ tục hải quan đối với tờ khai hải quan mới;
c) Hàng hóa thuộc diện phải có giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, khi chuyển tiêu thụ nội địa hoặc thay đổi mục đích sử dụng cũng phải được cơ quan cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu đồng ý bằng văn bản đối với hàng hóa theo quy định của pháp luật phải có giấy phép khi thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa;
d) Hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng hoặc chuyển tiêu thụ nội địa, người nộp thuế phải kê khai, nộp đủ tiền thuế, tiền phạt (nếu có) theo quy định.
2. Trách nhiệm của người khai hải quan:
a) Khai và nộp bộ hồ sơ hải quan qua hệ thống, gồm:
a.1) Tờ khai hải quan theo quy định tại Điều 16 Thông tư này và ghi rõ số tờ khai hải quan ban đầu, hình thức thay đổi mục đích sử dụng hoặc chuyển tiêu thụ nội địa vào ô “Phần ghi chú” của tờ khai hải quan điện tử hoặc ô “Ghi chép khác” trên tờ khai hải quan giấy.
Trường hợp thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa đối với hàng hóa nhập khẩu miễn thuế nhập khẩu, thuộc đối tượng không chịu thuế nhập khẩu tính từ thời điểm nhập khẩu đến thời điểm thay đổi mục đích, chuyển tiêu thụ nội địa đã quá thời hạn lưu giữ hồ sơ hải quan (05 năm) và trường hợp thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa đối với hàng hóa nhập khẩu là công cụ, dụng cụ thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, chưa phân bổ toàn bộ giá trị vào chi phí sản xuất (trường hợp doanh nghiệp không theo dõi, quản lý theo số tờ khai hải quan nhập khẩu) vẫn còn trong thời hạn lưu giữ hồ sơ hải quan thì doanh nghiệp không phải cung cấp số tờ khai khi thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa.
Trường hợp hàng hóa là nguyên liệu, vật tư đã cấu thành lên sản phẩm khi thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa, người khai hải quan thực hiện khai báo nguyên liệu, vật tư ban đầu và sản phẩm hoàn chỉnh tại các dòng hàng riêng biệt trên tờ khai. Trong đó thực hiện khai sản phẩm hoàn chỉnh trên một dòng hàng, không khai thuế đối với dòng hàng là sản phẩm hoàn chỉnh; khai nguyên liệu, vật tư nhập khẩu ban đầu (tại chỉ tiêu “mã số quản lý riêng” của dòng hàng khai mã “TĐMĐSDSP”) và tính thuế đối với nguyên liệu, vật tư trên các dòng hàng tiếp theo của tờ khai. Chính sách mặt hàng áp dụng đối với sản phẩm hoàn chỉnh theo quy định của pháp luật chuyên ngành;
a.2) Văn bản của cơ quan có thẩm quyền cho phép thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa đối với hàng hóa theo quy định của pháp luật phải có giấy phép khi thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa: 01 bản chính;
a.3) Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành trong trường hợp chưa thực hiện đầy đủ chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan ban đầu: 01 bản chính;
a.4) Văn bản thỏa thuận với phía nước ngoài về việc thay đổi mục đích sử dụng của hàng hóa hoặc hóa đơn thương mại đối với trường hợp chuyển nhượng quyền sở hữu hàng hóa đối với hàng hóa gia công, thuê mượn của tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc hợp đồng mua, bán hàng hóa miễn thuế, không chịu thuế, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập: 01 bản chụp.
b) Đối với trường hợp thay đổi mục đích sử dụng bằng hình thức tái xuất: Người nộp thuế phải kê khai theo quy định tại điểm a khoản này, nhưng không phải nộp thuế;
c) Đối với trường hợp thay đổi mục đích sử dụng "bằng hình thức chuyển nhượng cho đối tượng thuộc diện không chịu thuế, miễn thuế: Người nhận chuyển nhượng phải kê khai theo quy định tại điểm a khoản này, nhưng không phải nộp thuế.
Trường hợp đối tượng nhận chuyển nhượng phải thực hiện thông báo Danh mục miễn thuế thì cơ quan hải quan thực hiện trừ lùi hàng hóa nhận chuyển nhượng trên Danh mục miễn thuế của tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng.
Tổ chức, cá nhân chuyển nhượng không phải nộp thuế nhập khẩu đối với hàng hóa chuyển nhượng với điều kiện giá chuyển nhượng không bao gồm thuế nhập khẩu nhưng phải thực hiện thông báo cho cơ quan hải quan nơi tiếp nhận thông báo Danh mục miễn thuế trước đây về việc chuyển nhượng hàng hóa đối với trường hợp đã thông báo Danh mục miễn thuế hoặc thông báo cho Chi cục Hải quan nơi đã đăng ký tờ khai hải quan ban đầu nếu không thuộc trường hợp thông báo Danh mục miễn thuế;
d) Trường hợp người nộp thuế thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa nhưng không tự giác kê khai, nộp thuế với cơ quan hải quan, nếu cơ quan hải quan hoặc cơ quan chức năng khác kiểm tra, phát hiện thì người nộp thuế bị ấn định số tiền thuế phải nộp theo tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu ban đầu, nộp tiền chậm nộp và bị xử lý theo quy định hiện hành.”

Theo đó, để mang sản phẩm đi triển lãm thì doanh nghiệp cần phải khai báo với hải quan chuyển đổi mục đích sử dụng đối với hàng hóa; phải được cơ quan cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu đồng ý bằng văn bản.

Trường hợp thay đổi mục đích sử dụng bằng hình thức tái xuất hoặc chuyển nhượng cho đối tượng thuộc diện không chịu thuế, miễn thuế, người nộp thuế phải kê khai theo quy định nêu trên, nhưng không phải nộp thuế.

Hàng hóa để triển lãm không thuộc đối tượng chịu thuế theo quy định tại khoản 1 Điều 103 Thông tư 38/2015/TT-BTC nên doanh nghiệp không cần phải nộp thuế sau khi chuyển mục đích sử dụng.

Triển lãm
Doanh nghiệp chế xuất
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
https vietnamdefence vdi org vn vi dang-ky-tham-quan.html Đăng ký tham quan triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024?
Pháp luật
Cung cấp suất ăn công nghiệp cho doanh nghiệp chế xuất sẽ áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng bao nhiêu phần trăm?
Pháp luật
Hướng dẫn hồ sơ, trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp chế xuất? DNCX có được thực hiện hoạt động kinh doanh khác ngoài hoạt động chế xuất?
Pháp luật
Máy móc mượn nhập khẩu vào doanh nghiệp chế xuất, trong thời gian mượn bị hỏng thì xử lý như thế nào?
Mong
Thương nhân nước ngoài bán hàng hóa cho doanh nghiệp chế xuất thì có chịu thuế nhà thầu hay không?
Pháp luật
Doanh nghiệp chế xuất có cần làm thủ tục hải quan không? Doanh nghiệp nội địa bán hàng hóa cho doanh nghiệp chế xuất có được tính thuế VAT là 0% không?
Pháp luật
Hiểu về doanh nghiệp chế xuất theo quy định pháp luật mới nhất? Doanh nghiệp chế xuất không bắt buộc phải làm thủ tục hải quan trong trường hợp nào?
Pháp luật
Xuất hóa đơn gia công cho doanh nghiệp chế xuất thì có được sử dụng ngoại tệ không? Nếu được thì phải thể hiện như thế nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp chế xuất thanh lý tài sản cố định sử dụng loại hóa đơn nào? Hình thức thanh lý hàng hóa nhập khẩu?
Pháp luật
Phế liệu, phế phẩm của doanh nghiệp chế xuất được xử lý thế nào? Quy định về tiêu hủy phế liệu, phế phẩm?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Triển lãm
5,782 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Triển lãm Doanh nghiệp chế xuất

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Triển lãm Xem toàn bộ văn bản về Doanh nghiệp chế xuất

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào