Hàng hóa bày bán trong Trung tâm thương mại có bảo hành cần phải được ghi rõ những nội dung nào?
- Hàng hóa bán trong Trung tâm thương mại có bảo hành phải ghi rõ nội dung gì?
- Hàng hóa bán trong Trung tâm thương mại có bảo hành không ghi rõ thời hạn bảo hành bị xử phạt bao nhiêu?
- Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh có quyền xử phạt doanh nghiệp không ghi thời hạn bảo hành của hàng hóa có bảo hành bán trong Trung tâm thương mại không?
Hàng hóa bán trong Trung tâm thương mại có bảo hành phải ghi rõ nội dung gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 7 Quy chế Siêu thị, Trung tâm thương mại ban hành kèm theo Quyết định 1371/2004/QĐ-BTM quy định như sau:
Hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại Siêu thị, Trung tâm thương mại
1. Hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại Siêu thị, Trung tâm thương mại phải bảo đảm đúng các quy định của pháp luật và thực hiện những yêu cầu cụ thể sau đây:
1.1. Có tên thương mại riêng hoặc tên thương mại của Siêu thị hoặc Trung tâm thương mại (nếu hàng hóa, dịch vụ không có tên thương mại riêng phải có tên hàng hóa, dịch vụ) và phải ghi rõ xuất xứ của hàng hóa theo quy định của pháp luật.
1.2. Có mã số, mã vạch đối với những loại hàng hóa có thể đăng ký mã số, mã vạch để thuận tiện cho công tác quản lý của Siêu thị, Trung tâm thương mại và giám sát của khách hàng.
1.3. Đối với hàng hóa là thực phẩm phải đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn thực phẩm và ghi rõ thời hạn sử dụng trên bao bì đóng gói. Nếu là nông sản, thực phẩm ở dạng tươi hoặc sơ chế không có bao bì đóng gói sẵn thì phải qua chọn lọc, phân loại, ghi rõ xuất xứ, chất lượng và thời hạn sử dụng tại giá hàng, quầy hàng.
1.4. Tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại Siêu thị, Trung tâm thương mại phải có giá bán được thể hiện rõ ràng trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc được niêm yết tại giá hàng, quầy hàng, điểm kinh doanh dịch vụ.
1.5. Hàng hóa có bảo hành phải ghi rõ thời hạn và địa điểm bảo hành.
1.6. Nguồn hàng được tổ chức cung ứng ổn định và thường xuyên thông qua đơn hàng hoặc hợp đồng với các nhà sản xuất kinh doanh.
...
Chiếu theo quy định này, hàng hóa bán trong Trung tâm thương mại có bảo hành phải được ghi rõ thời hạn và địa điểm bảo hành.
Mua hàng hóa trong Trung tâm thương mại (hình từ Internet)
Hàng hóa bán trong Trung tâm thương mại có bảo hành không ghi rõ thời hạn bảo hành bị xử phạt bao nhiêu?
Căn cứ khoản 2 Điều 78 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Hành vi vi phạm quy định về quản lý chợ, kinh doanh siêu thị, trung tâm thương mại
...
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có biển hiệu siêu thị hoặc trung tâm thương mại theo quy định;
b) Ghi biển hiệu siêu thị hoặc trung tâm thương mại không đúng nội dung và hình thức theo quy định;
c) Kinh doanh siêu thị, trung tâm thương mại mà không phải là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hoạt động thương mại theo quy định;
d) Hàng hóa kinh doanh trong siêu thị, trung tâm thương mại không có tên của hàng hóa, dịch vụ và tên của siêu thị hoặc trung tâm thương mại theo quy định;
đ) Hàng hóa bán trong siêu thị, trung tâm thương mại có chế độ bảo hành mà không ghi rõ thời hạn và địa điểm bảo hành theo quy định;
e) Không thực hiện việc ký hợp đồng với các thương nhân về việc thuê, sử dụng địa điểm kinh doanh tại chợ và các dịch vụ khác theo quy định.
Theo đó, hàng hóa kinh doanh trong Trung tâm thương mại là hàng hóa có bảo hành nhưng thương nhân không ghi thời hạn bảo hành sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Lưu ý mức xử phạt hành chính này chỉ áp dụng đối với cá nhân, đối với tổ chức (doanh nghiệp) mức xử phạt sẽ nhân hai cho cùng hành vi. (theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP).
Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh có quyền xử phạt doanh nghiệp không ghi thời hạn bảo hành của hàng hóa có bảo hành bán trong Trung tâm thương mại không?
Căn cứ Điều 82 Nghị định 98/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 45 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Quản lý thị trường
...
3. Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường thuộc Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
Như đã phân tích ở trên, mức xử phạt hành chính tối đa đối với doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa trong Trung tâm thương mại là mặt hàng có bảo hành nhưng không ghi thời hạn bảo hành là 40.000.000 đồng (thấp hơn mức tối đa mà Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh được quyền xử lý).
Do đó, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh được quyền xử phạt doanh nghiệp vi phạm quy định này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?