Hàng hóa bị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại có phải tiến hành thực hiện khai báo nhập khẩu không?
- Bên bị yêu cầu áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại có quyền và nghĩa vụ như thế nào?
- Hàng hóa bị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại có phải tiến hành thực hiện khai báo nhập khẩu không?
- Khai báo nhập khẩu đối với hàng hóa không chính xác khi bị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại thì xử lý thế nào?
Bên bị yêu cầu áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại có quyền và nghĩa vụ như thế nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 10/2018/NĐ-CP bên bị yêu cầu áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại có quyền và nghĩa vụ sau đây:
Quyền của bên bị yêu cầu áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại:
- Tiếp cận các thông tin mà các bên liên quan khác cung cấp cho Cơ quan điều tra, trừ những thông tin được bảo mật theo quy định tại Điều 11 của Nghị định này;
- Gửi ý kiến về các dự thảo kết luận sơ bộ, kết luận cuối cùng, kết luận rà soát, kết luận điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại trong thời hạn 07 ngày tính từ ngày Cơ quan điều tra gửi dự thảo để lấy ý kiến;
- Kiến nghị Cơ quan điều tra gia hạn thời hạn cung cấp thông tin, gia hạn thời hạn trả lời bản câu hỏi điều tra;
- Yêu cầu bảo mật thông tin theo quy định tại Điều 11 của Nghị định này;
- Tham gia phiên tham vấn và trình bày quan điểm, cung cấp chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ việc phòng vệ thương mại;
- Ủy quyền cho bên khác thay mặt mình tham gia quá trình giải quyết vụ việc phòng vệ thương mại;
- Yêu cầu Cơ quan điều tra tổ chức phiên tham vấn riêng theo quy định pháp luật.
- Khiếu nại, khởi kiện các quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương theo quy định pháp luật về khiếu nại, khởi kiện của Việt Nam.
Nghĩa vụ của bên bị yêu cầu áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại:
- Cung cấp đầy đủ, trung thực, chính xác, kịp thời những chứng cứ, thông tin, tài liệu cần thiết liên quan đến yêu cầu của mình;
- Cung cấp đầy đủ, trung thực, chính xác, kịp thời những chứng cứ, thông tin, tài liệu theo yêu cầu của Cơ quan điều tra;
- Thi hành các quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
Hàng hóa bị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại có phải tiến hành thực hiện khai báo nhập khẩu không? (Hình từ Internet)
Hàng hóa bị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại có phải tiến hành thực hiện khai báo nhập khẩu không?
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định:
Quản lý nhập khẩu hàng hóa bị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại
1. Kể từ khi có quyết định điều tra cho đến khi kết thúc quá trình điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương có thể thực hiện chế độ khai báo nhập khẩu đối với hàng hóa bị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại để phục vụ công tác điều tra. Việc khai báo nhập khẩu không hạn chế về số lượng, khối lượng hoặc trị giá hàng hóa nhập khẩu.
...
4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Cơ quan điều tra gửi xác nhận về việc khai báo nhập khẩu cho tổ chức, cá nhân nộp Hồ sơ theo đường bưu điện theo địa chỉ ghi trên đơn đăng ký.
5. Cơ quan hải quan phối hợp với Bộ Công Thương trong việc giám sát thực hiện chế độ khai báo nhập khẩu đối với hàng hóa bị điều tra.
Theo đó, kể từ khi có quyết định điều tra cho đến khi kết thúc quá trình điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương có thể thực hiện chế độ khai báo nhập khẩu đối với hàng hóa bị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại để phục vụ công tác điều tra. Việc khai báo nhập khẩu không hạn chế về số lượng, khối lượng hoặc trị giá hàng hóa nhập khẩu.
Như vậy, trong trường hợp cần thiết để phục vụ cho công tác điều tra thì hàng hóa bị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại sẽ phải tiến hành thực hiện khai báo nhập khẩu.
Lưu ý:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 10/2018/NĐ-CP hồ sơ khai báo nhập khẩu bao gồm:
- Đơn khai báo nhập khẩu: 01 bản theo mẫu do Cơ quan điều tra ban hành;
- Hóa đơn thương mại: 01 bản sao (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân);
- Giấy chứng nhận chất lượng hoặc các văn bản có giá trị tương đương do nhà sản xuất hàng hóa ban hành: 01 bản sao (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân).
Khai báo nhập khẩu đối với hàng hóa không chính xác khi bị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại thì xử lý thế nào?
Căn cứ Điều 10 Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định:
Quy định về việc bên liên quan không hợp tác trong vụ việc phòng vệ thương mại
1. Bất kỳ bên liên quan nào từ chối tham gia vụ việc hoặc không cung cấp chứng cứ cần thiết hoặc gây cản trở đáng kể tới việc hoàn thành việc điều tra thì kết luận sơ bộ, kết luận cuối cùng đối với bên liên quan đó sẽ dựa trên cơ sở các thông tin sẵn có.
2. Bất kỳ bên liên quan nào cung cấp các chứng cứ không chính xác hoặc gây nhầm lẫn thì các chứng cứ đó sẽ không được xem xét và kết luận sơ bộ, kết luận cuối cùng đối với bên liên quan đó sẽ được dựa trên cơ sở các thông tin sẵn có.
3. Các bên liên quan không hợp tác nêu tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không được xem xét miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại theo quy định tại Điều 7 của Nghị định này.
Theo đó, tổ chức và cá nhân khai báo không chính xác đối với hàng hóa đang bị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại thì kết luận sơ bộ, kết luận cuối cùng đối với tổ chức và cá nhân đó sẽ dựa trên cơ sở các thông tin sẵn có.
Bên cạnh đó, tổ chức và cá nhân không hợp tác này sẽ không được xem xét miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại theo quy định pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025 của doanh nghiệp và hộ kinh doanh? Mức nộp thuế môn bài năm 2025?
- Lỗi nẹt pô rú ga xe máy liên tục từ năm 2025 bị phạt bao nhiêu tiền? Trừ mấy điểm giấy phép lái xe khi phạm lỗi nẹt pô rú ga?
- Tờ khai lệ phí môn bài 2025 mới nhất? Cách lập tờ khai thuế môn bài năm 2025 mới nhất ra sao?
- Mẫu đơn đăng ký giao dịch ngoại hối đối với hoạt động dầu khí đầu tư ra nước ngoài theo Nghị định 132 là mẫu nào?
- QCVN 01-1:2018/BYT còn hiệu lực không? Thông tư 41/2018/TT-BYT còn hiệu lực không? Toàn văn QCVN 01-1:2024/BYT?