Hàng hóa chuyển cửa khẩu là hàng hóa nào? Khi vận chuyển hàng hóa chuyển cửa khẩu, người khai hải quan phải làm gì?
Hàng hóa chuyển cửa khẩu là hàng hóa nào?
Căn cứ quy định tại Điều 4 Luật Hải quan 2014 như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chuyển cửa khẩu là việc chuyển hàng hóa, phương tiện vận tải đang chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan từ địa điểm làm thủ tục hải quan này đến địa điểm làm thủ tục hải quan khác.
2. Chuyển tải là việc chuyển hàng hóa từ phương tiện vận tải vận chuyển nội địa, phương tiện vận tải nhập cảnh sang phương tiện vận tải xuất cảnh để xuất khẩu hoặc từ phương tiện vận tải vận chuyển nội địa, phương tiện vận tải nhập cảnh xuống kho, bãi trong khu vực cửa khẩu, sau đó xếp lên phương tiện vận tải khác để xuất khẩu.
3. Cơ chế một cửa quốc gia là việc cho phép người khai hải quan gửi thông tin, chứng từ điện tử để thực hiện thủ tục hải quan và thủ tục của cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thông qua một hệ thống thông tin tích hợp. Cơ quan quản lý nhà nước quyết định cho phép hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; cơ quan hải quan quyết định thông quan, giải phóng hàng hóa trên hệ thống thông tin tích hợp.
4. Địa điểm thu gom hàng lẻ là khu vực kho, bãi dùng để thực hiện các hoạt động thu gom, chia, tách hàng hóa của nhiều chủ hàng vận chuyển chung công-te-nơ.
5. Giám sát hải quan là biện pháp nghiệp vụ do cơ quan hải quan áp dụng để bảo đảm sự nguyên trạng của hàng hóa, sự tuân thủ quy định của pháp luật trong việc bảo quản, lưu giữ, xếp dỡ, vận chuyển, sử dụng hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải đang thuộc đối tượng quản lý hải quan.
6. Hàng hóa bao gồm động sản có tên gọi và mã số theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam được xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hoặc được lưu giữ trong địa bàn hoạt động hải quan.
...
Theo quy định trên thì chuyển cửa khẩu là việc chuyển hàng hóa, phương tiện vận tải đang chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan từ địa điểm làm thủ tục hải quan này đến địa điểm làm thủ tục hải quan khác.
Như vậy, có thể hiểu đơn giản, hàng hóa chuyển cửa khẩu là hàng hóa khi vận chuyển phải đi qua các cửa khẩu và cần chịu tra xét của các địa điểm làm thủ tục hải quan.
Hàng hóa chuyển cửa khẩu là hàng hóa nào? Khi vận chuyển hàng hóa chuyển cửa khẩu, người khai hải quan phải làm gì? (Hình từ internet)
Khi vận chuyển hàng hóa chuyển cửa khẩu, người khai hải quan phải làm gì?
Căn cứ quy định tại Điều 64 Luật Hải quan 2014 như sau:
Thủ tục hải quan đối với hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan
1. Hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan bao gồm hàng hóa quá cảnh và hàng hóa chuyển cửa khẩu.
2. Khi vận chuyển hàng hóa chịu sự giám sát hải quan, người khai hải quan phải khai tờ khai vận chuyển hàng hóa; nộp hoặc xuất trình chứng từ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 24 của Luật này.
3. Cơ quan hải quan tiếp nhận tờ khai vận chuyển hàng hóa, kiểm tra các chứng từ và hàng hóa do người khai hải quan xuất trình để quyết định cho phép vận chuyển hàng hóa chịu sự giám sát hải quan.
4. Trong thời gian vận chuyển hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan, nếu người khai hải quan thực hiện việc trung chuyển, chuyển tải, lưu kho, chia tách lô hàng, thay đổi phương thức vận tải hoặc các công việc khác thì phải thông báo và được sự đồng ý của cơ quan hải quan trước khi thực hiện. Cơ quan hải quan có trách nhiệm trả lời trong thời hạn 02 giờ kể từ khi nhận được thông báo của người khai hải quan.
Theo quy định trên, hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan bao gồm hàng hóa quá cảnh và hàng hóa chuyển cửa khẩu.
Và khi vận chuyển hàng hóa chịu sự giám sát hải quan, người khai hải quan phải khai tờ khai vận chuyển hàng hóa; nộp hoặc xuất trình chứng từ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 24 của Luật Hải quan 2014.
Đối chiếu với quy định tại điểm b khoản 1 Điều 24 Luật Hải quan 2014 thì khi vận chuyển hàng hóa chuyển cửa khẩu, người khai hải quan phải khai tờ khai vận chuyển hàng hóa và tuỳ từng trường hợp, người khai hải quan phải nộp hoặc xuất trình các chứng từ sau đây:
- Hợp đồng mua bán hàng hóa;
- Hóa đơn thương mại;
- Chứng từ vận tải;
- Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa;
- Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu;
- Văn bản thông báo kết quả kiểm tra hoặc miễn kiểm tra chuyên ngành;
- Các chứng từ liên quan đến hàng hóa theo quy định của pháp luật có liên quan.
Trong thời gian vận chuyển hàng hóa chuyển cửa khẩu, nếu người khai hải quan thực hiện việc trung chuyển, chuyển tải, lưu kho, chia tách lô hàng, thay đổi phương thức vận tải hoặc các công việc khác thì phải thông báo và được sự đồng ý của cơ quan hải quan trước khi thực hiện.
Tuyến đường vận chuyển hàng hóa chuyển cửa khẩu được quy định thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 65 Luật Hải quan 2014 như sau:
Tuyến đường, thời gian vận chuyển
1. Hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan phải được vận chuyển đúng tuyến đường, đúng cửa khẩu, đúng thời hạn.
2. Tuyến đường vận chuyển hàng hóa quá cảnh theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
3. Tuyến đường vận chuyển hàng hóa chuyển cửa khẩu do người khai hải quan đăng ký và được cơ quan hải quan nơi tiếp nhận và xử lý hồ sơ chấp nhận.
Như vậy, tuyến đường vận chuyển hàng hóa chuyển cửa khẩu do người khai hải quan đăng ký và được cơ quan hải quan nơi tiếp nhận và xử lý hồ sơ chấp nhận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kịch bản MC tất niên cuối năm công ty ngắn gọn? Lời dẫn chương trình tất niên công ty cuối năm hay nhất?
- Hạn nộp tờ khai thuế quý 4/2024 và kỳ tháng 12/2024 là khi nào? Chậm nộp tờ khai thuế bị phạt như thế nào?
- Mẫu giấy ủy quyền giải quyết tai nạn giao thông mới nhất? Nguyên tắc điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ?
- Điểm mới Nghị định 175 2024 về quản lý hoạt động xây dựng so với Nghị định 15 2021 như thế nào?
- Nhà đầu tư nhận chuyển nhượng dự án đầu tư kinh doanh phải đáp ứng yêu cầu về năng lực kỹ thuật, tài chính trong trường hợp nào?