Hàng hóa có khuyết tật nhóm B là hàng hóa như thế nào? Cá nhân kinh doanh phải làm gì khi phát hiện hàng hóa có khuyết tật nhóm B?
Hàng hóa có khuyết tật nhóm B là hàng hóa như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 như sau:
Thu hồi sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật
1. Sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật bao gồm:
a) Sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật nhóm A là sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe của người tiêu dùng;
b) Sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật nhóm B là sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây thiệt hại cho tài sản của người tiêu dùng;
c) Sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật có khả năng gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng thì áp dụng các quy định đối với sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật nhóm A.
...
Như vậy, theo quy định trên thì hàng hóa có khuyết tật nhóm B là hàng hóa có khả năng gây thiệt hại cho tài sản của người tiêu dùng.
Hàng hóa có khuyết tật nhóm B là hàng hóa như thế nào? Cá nhân kinh doanh phải làm gì khi phát hiện hàng hóa có khuyết tật nhóm B? (Hình từ Internet)
Cá nhân kinh doanh phải làm gì khi phát hiện hàng hóa có khuyết tật nhóm B?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 33 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 như sau:
Thu hồi sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật
...
2. Trường hợp phát hiện sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật nhóm A, tổ chức, cá nhân kinh doanh tự mình hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoặc cơ quan quản lý nhà nước ngành, lĩnh vực liên quan có trách nhiệm sau đây:
a) Kịp thời tiến hành mọi biện pháp cần thiết để ngừng việc cung cấp và thu hồi sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật trên thị trường;
b) Công khai về sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật và việc thu hồi sản phẩm, hàng hóa đó theo hình thức niêm yết tại trụ sở, địa điểm kinh doanh và đăng tải trên trang thông tin điện tử, phần mềm ứng dụng (nếu có) của tổ chức, cá nhân kinh doanh cho đến khi kết thúc việc thu hồi;
c) Thông báo công khai về sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật và việc thu hồi sản phẩm, hàng hóa đó ít nhất 05 số liên tiếp hoặc 05 ngày liên tiếp trên đài phát thanh, đài truyền hình, báo in, báo điện tử ở trung ương và địa phương nơi sản phẩm, hàng hóa đó lưu thông.
3. Trường hợp phát hiện sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật nhóm B, tổ chức, cá nhân kinh doanh tự mình hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoặc cơ quan quản lý nhà nước ngành, lĩnh vực liên quan có trách nhiệm thực hiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này.
...
Như vậy, khi phát hiện hàng hóa có khuyết tật nhóm B thì cá nhân kinh doanh tự mình hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoặc cơ quan quản lý nhà nước ngành, lĩnh vực liên quan có trách nhiệm sau đây:
- Kịp thời tiến hành mọi biện pháp cần thiết để ngừng việc cung cấp và thu hồi sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật trên thị trường;
- Công khai về sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật và việc thu hồi sản phẩm, hàng hóa đó theo hình thức niêm yết tại trụ sở, địa điểm kinh doanh và đăng tải trên trang thông tin điện tử, phần mềm ứng dụng (nếu có) của cá nhân kinh doanh cho đến khi kết thúc việc thu hồi.
Lưu ý: Nội dung thông báo, công khai về hàng hóa có khuyết tật nhóm B phải bao gồm:
- Mô tả sản phẩm, hàng hóa phải thu hồi;
- Lý do thu hồi sản phẩm, hàng hóa và cảnh báo nguy cơ thiệt hại do khuyết tật của sản phẩm, hàng hóa gây ra;
- Thời gian, địa điểm, phương thức thu hồi sản phẩm, hàng hóa;
- Thời gian, phương thức khắc phục khuyết tật của sản phẩm, hàng hóa;
- Nội dung khác có liên quan (nếu có) để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Cá nhân kinh doanh có phải bồi thường khi không có lỗi trong việc hàng hóa phát sinh khuyết tật hay không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 34 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định như sau:
Bồi thường thiệt hại do sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật gây ra
1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật do mình cung cấp gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng, kể cả khi tổ chức, cá nhân đó không biết hoặc không có lỗi trong việc phát sinh khuyết tật, trừ trường hợp quy định tại Điều 35 của Luật này.
...
Theo đó, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật do mình cung cấp gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng, kể cả khi cá nhân đó không biết hoặc không có lỗi trong việc phát sinh khuyết tật.
Như vậy, cá nhân kinh doanh phải bồi thường khi không có lỗi trong việc hàng hóa phát sinh khuyết tật.
Tuy nhiên, cá nhân kinh doanh không phải bồi thường thiệt hại về hàng hóa có khuyết tật nếu thuộc trường hợp sau:
(1) Khi chứng minh được khuyết tật của sản phẩm, hàng hóa không thể phát hiện được với trình độ khoa học, công nghệ của thế giới tính đến thời điểm sản phẩm, hàng hóa gây thiệt hại;
(2) Cá nhân kinh doanh đã áp dụng đầy đủ các biện pháp quy định tại Điều 32 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 và Điều 33 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 và người tiêu dùng đã tiếp nhận đầy đủ thông tin nhưng vẫn cố ý sử dụng sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật gây thiệt hại;
(3) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?