Hàng hóa được xác định bị bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam trong trường hợp nào theo quy định?

Có những biện pháp nhằm chống bán phá giá hàng hóa? Điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá? Hàng hóa được xác định bị bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam trong trường hợp nào theo quy định? Câu hỏi của anh K (Cà Mau).

Giá thành là gì? Hàng hóa có giá thành rẻ được hiểu thế nào?

Hiện nay, Luật Thương mại 2005 cũng như các văn bản liên quan không giải thích hai thuật ngữ giá thành và giá thành rẻ.

Tuy nhiên, giá thành có thể được hiểu là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để hoàn thành việc sản xuất sản phẩm. Nó được biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí, chi phí lao động, nguyên vật liệu… của các sản phẩm trong quá trình sản xuất mà doanh nghiệp hoàn thành sản xuất trong điều kiện công suất bình thường.

Từ đó, hàng hóa có giá thành rẻ được hiểu là những hàng hóa, sản phẩm có giá bán thấp hơn so với mức giá trung bình của thị trường cho cùng loại hàng hóa, sản phẩm đó.

Trong đó, hàng hóa được hiểu là tài sản có thể trao đổi, mua, bán trên thị trường, có khả năng thỏa mãn nhu cầu của con người, bao gồm các loại động sản và bất động sản (theo khoản 1 Điều 4 Luật Giá 2012).

Hàng hóa được xác định bị bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam trong trường hợp nào theo quy định?

Hàng hóa được xác định bị bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam trong trường hợp nào theo quy định? (hình từ internet)

Hàng hóa được xác định bị bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam trong trường hợp nào theo quy định?

Hàng hóa được xác định bị bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam trong trường hợp được quy định tại Điều 77 Luật Quản lý ngoại thương 2017, cụ thể như sau:

Biện pháp chống bán phá giá
1. Biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam (sau đây gọi là biện pháp chống bán phá giá) là biện pháp được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được xác định bị bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam gây ra thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
2. Hàng hóa được xác định bị bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam với giá thấp hơn giá thông thường là giá có thể so sánh được của hàng hóa tương tự bán tại nước xuất khẩu hoặc tại một nước thứ ba trong các điều kiện thương mại thông thường hoặc mức giá mà Cơ quan điều tra xác định bằng phương pháp tự tính toán.
...

Theo đó, hàng hóa được xác định bị bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam với giá thấp hơn giá thông thường là giá có thể so sánh được của hàng hóa tương tự bán tại nước xuất khẩu hoặc tại một nước thứ ba trong các điều kiện thương mại thông thường hoặc mức giá mà Cơ quan điều tra xác định bằng phương pháp tự tính toán.

Có những biện pháp nhằm chống bán phá giá hàng hóa? Điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá?

Các biện pháp chống bán phá giá được quy định tại khoản 3 Điều 77 Luật Quản lý ngoại thương 2017 như sau:

Biện pháp chống bán phá giá
...
3. Các biện pháp chống bán phá giá bao gồm:
a) Áp dụng thuế chống bán phá giá;
b) Cam kết về các biện pháp loại trừ bán phá giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá với Cơ quan điều tra của Việt Nam hoặc với các nhà sản xuất trong nước nếu được Cơ quan điều tra chấp thuận.

Theo quy định này thì có những biện pháp chống bán phá giá như sau:

- Áp dụng thuế chống bán phá giá;

- Cam kết về các biện pháp loại trừ bán phá giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá với Cơ quan điều tra của Việt Nam hoặc với các nhà sản xuất trong nước nếu được Cơ quan điều tra chấp thuận.

Về điều kiện để áp dụng biện pháp chống bán phá giá được quy định tại Điều 78 Luật Quản lý ngoại thương 2017, cụ thể biện pháp chống bán phá giá được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam bị bán phá giá với biên độ bán phá giá được xác định cụ thể, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;

- Ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại đáng kể hoặc bị đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước;

- Tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu hàng hóa bị bán phá giá quy định tại điểm a khoản này với thiệt hại của ngành sản xuất trong nước quy định tại điểm b khoản này.

Lưu ý: Không áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu có biên độ bán phá giá không vượt quá 2% giá xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam.

- Trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ một nước có khối lượng hoặc số lượng không vượt quá 3% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam và tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa có xuất xứ từ các nước đáp ứng điều kiện trên không vượt quá 7% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam thì các nước này được loại khỏi phạm vi áp dụng biện pháp chống bán phá giá.

Bán phá giá
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thời kỳ điều tra để xác định việc bán phá giá tối đa là bao lâu? Ai có quyền ra quyết định về việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá?
Pháp luật
Cơ quan điều tra có được quyền đề nghị điều chỉnh nội dung cam kết loại trừ bán phá giá, trợ cấp hay không?
Pháp luật
Cam kết loại trừ bán phá giá, trợ cấp có thể được gửi tới Cơ quan điều tra bằng hình thức dữ liệu điện tử hay không?
Pháp luật
Bên đề nghị cam kết loại trừ bán phá giá, trợ cấp có thể yêu cầu hủy bỏ cam kết trong giai đoạn nào?
Pháp luật
Có mấy cách xác định biên độ bán phá giá? Khi xác định biên độ bán phá giá, Cơ quan điều tra cần xem xét những điều chỉnh nào?
Pháp luật
Hàng hóa được xác định bị bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam trong trường hợp nào theo quy định?
Pháp luật
Bán phá giá được hiểu như thế nào trên thế giới? Biện pháp chống bán phá giá cần có điều kiện gì không?
Pháp luật
Chống bán phá giá là gì? Ai có thẩm quyền áp dụng biện pháp chống bán phá giá? Trường hợp bán phá giá có bị phạt không?
Pháp luật
Khi nào bán phá giá được xem là hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị nghiêm cấm theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Để tránh việc bán phá giá thì việc xác định giá xuất khẩu hàng hóa được thực hiện bằng phương pháp nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bán phá giá
Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
1,018 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bán phá giá

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bán phá giá

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào