Hàng hóa không đáp ứng tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa (De Minimis) thì có được coi là hàng hóa có xuất xứ không?

Chuyển đổi mã số hàng hóa là sự thay đổi về mã HS của hàng hóa ở cấp mấy? Hàng hóa không đáp ứng tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa (De Minimis) theo quy định có được coi là hàng hóa có xuất xứ không?

Chuyển đổi mã số hàng hóa là sự thay đổi về mã HS của hàng hóa ở cấp mấy?

Căn cứ khoản 9 Điều 3 Nghị định 31/2018/NĐ-CP giải thích về chuyển đổi mã số hàng hóa như sau:

Giải thích từ ngữ
...
9. Chuyển đổi mã số hàng hóa là sự thay đổi về mã số HS (trong Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu) của hàng hóa được tạo ra ở một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ trong quá hình sản xuất từ nguyên liệu không có xuất xứ của nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ này.
...

Đồng thời, căn cứ Điều 6 Thông tư 05/2018/TT-BCT quy định:

Quy tắc xuất xứ hàng hóa không ưu đãi
1. Hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu được coi là có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nếu đáp ứng quy định tại Điều 7 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa (sau đây gọi tắt là Nghị định số 31/2018/NĐ-CP).
2. Hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu được coi là có xuất xứ không thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nếu đáp ứng tiêu chí xuất xứ thuộc Danh Mục Quy tắc cụ thể mặt hàng quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này để hướng dẫn Điều 8 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP. Các tiêu chí xuất xứ hàng hóa không ưu đãi tại Phụ lục I được xác định như sau:
a) Tiêu chí “Chuyển đổi mã số hàng hóa” (sau đây gọi tắt là CTC): là sự thay đổi về mã HS của hàng hóa ở cấp 2 (hai) số, 4 (bốn) số hoặc 6 (sáu) số so với mã HS của nguyên liệu đầu vào không có xuất xứ (bao gồm nguyên liệu nhập khẩu và nguyên liệu không xác định được xuất xứ) dùng để sản xuất ra hàng hóa đó.
b) Tiêu chí “Tỷ lệ Phần trăm giá trị” (sau đây gọi tắt là LVC): được tính theo công thức quy định tại Khoản 3 Điều này.
...

Theo đó, chuyển đổi mã số hàng hóa là sự thay đổi về mã HS của hàng hóa ở cấp 2 (hai) số, 4 (bốn) số hoặc 6 (sáu) số so với mã HS của nguyên liệu đầu vào không có xuất xứ (bao gồm nguyên liệu nhập khẩu và nguyên liệu không xác định được xuất xứ) dùng để sản xuất ra hàng hóa đó.

Hàng hóa không đáp ứng tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa (De Minimis) thì có được coi là hàng hóa có xuất xứ không?

Chuyển đổi mã số hàng hóa là sự thay đổi về mã HS của hàng hóa ở cấp mấy? (Hình từ Internet)

Hàng hóa không đáp ứng tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa (De Minimis) thì có được coi là hàng hóa có xuất xứ không?

Hàng hóa không đáp ứng tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa (De Minimis) được quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 31/2018/NĐ-CP như sau:

Tỷ lệ nguyên liệu không đáp ứng tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa (De Minimis)
1. Hàng hóa không đáp ứng tiêu chí “chuyển đổi mã số hàng hóa” thuộc Danh Mục Quy tắc cụ thể mặt hàng theo quy định tại Điều 8 Nghị định này vẫn được coi là hàng hóa có xuất xứ nếu:
a) Đối với hàng hóa có mã HS không thuộc từ Chương 50 đến Chương 63, trị giá của tất cả nguyên liệu không có xuất xứ được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa không đáp ứng yêu cầu về chuyển đổi mã số hàng hóa không được vượt quá 15% trị giá FOB của hàng hóa;
b) Đối với hàng hóa có mã HS thuộc từ Chương 50 đến Chương 63, trọng lượng của tất cả nguyên liệu không có xuất xứ được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa không đáp ứng yêu cầu về chuyển đổi mã số hàng hóa không được vượt quá 15% tổng trọng lượng hàng hóa, hoặc trị giá của tất cả nguyên liệu không có xuất xứ được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa không đáp ứng yêu cầu chuyển đổi mã số hàng hóa không được vượt quá 15% trị giá FOB của hàng hóa;
c) Hàng hóa nêu tại điểm a và điểm b Khoản 1 Điều này đáp ứng tất cả các Điều kiện khác quy định tại Nghị định này và Thông tư hướng dẫn liên quan.
2. Trị giá của nguyên liệu nêu tại điểm a và điểm b Khoản 1 Điều này được tính vào trị giá nguyên liệu không có xuất xứ khi tính tỷ lệ Phần trăm giá trị của hàng hóa.

Theo đó, hàng hóa không đáp ứng tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa (De Minimis) thuộc Danh Mục Quy tắc cụ thể mặt hàng theo quy định tại Điều 8 Nghị định 31/2018/NĐ-CP vẫn được coi là hàng hóa có xuất xứ nếu:

(1) Đối với hàng hóa có mã HS không thuộc từ Chương 50 đến Chương 63, trị giá của tất cả nguyên liệu không có xuất xứ được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa không đáp ứng yêu cầu về chuyển đổi mã số hàng hóa không được vượt quá 15% trị giá FOB của hàng hóa;

(2) Đối với hàng hóa có mã HS thuộc từ Chương 50 đến Chương 63, trọng lượng của tất cả nguyên liệu không có xuất xứ được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa không đáp ứng yêu cầu về chuyển đổi mã số hàng hóa không được vượt quá 15% tổng trọng lượng hàng hóa, hoặc trị giá của tất cả nguyên liệu không có xuất xứ được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa không đáp ứng yêu cầu chuyển đổi mã số hàng hóa không được vượt quá 15% trị giá FOB của hàng hóa;

(3) Hàng hóa nêu tại mục (1), (2) đáp ứng tất cả các Điều kiện khác quy định tại Nghị định 31/2018/NĐ-CP và Thông tư hướng dẫn liên quan.

Thương nhân đề nghị cấp C/O có cần dùng Bảng kê khai hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí Chuyển đổi mã số hàng hóa không?

Căn cứ khoản 1 Điều 7 Thông tư 05/2018/TT-BCT quy định như sau:

Kê khai, cam kết xuất xứ hàng hóa
1. Thương nhân đề nghị cấp C/O sử dụng các mẫu sau để kê khai, cam kết hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí xuất xứ ưu đãi hoặc tiêu chí xuất xứ không ưu đãi theo quy định tại điểm e Khoản 1 Điều 15 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP:
...
d) Bảng kê khai hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí “Chuyển đổi mã số hàng hóa” (CTC) theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;
đ) Bảng kê khai hàng hóa xuất khẩu đạt “Tỷ lệ nguyên liệu không đáp ứng tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa” (De Minimis) theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này;
e) Bảng kê khai hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí “Tỷ lệ Phần trăm giá trị” (LVC) theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này;
...

Đối chiếu với quy định trên thì thương nhân đề nghị cấp C/O sử dụng Bảng kê khai hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí Chuyển đổi mã số hàng hóa (CTC) được quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 05/2018/TT-BCT để kê khai, cam kết hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí xuất xứ ưu đãi hoặc tiêu chí xuất xứ không ưu đãi.

Tải về Bảng kê khai hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí “Chuyển đổi mã số hàng hóa” (CTC).

Chuyển đổi mã số hàng hóa
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hàng hóa không đáp ứng tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa (De Minimis) thì có được coi là hàng hóa có xuất xứ không?
Pháp luật
Chuyển đổi mã số hàng hóa (CTC) trong Quy tắc xuất xứ hàng hóa không ưu đãi là gì? Mẫu Bảng kê khai hàng hóa xuất khẩu đạt CTC?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chuyển đổi mã số hàng hóa
1,307 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chuyển đổi mã số hàng hóa

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chuyển đổi mã số hàng hóa

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào