Hàng hóa là thiết bị y tế có được kinh doanh theo phương thức đa cấp không? Người nước ngoài có được tham gia bán hàng đa cấp tại Việt Nam không?
Hàng hóa là thiết bị y tế có được kinh doanh theo phương thức đa cấp hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 40/2018/NĐ-CP và khoản 7 Điều 147 Nghị định 96/2023/NĐ-CP có quy định về đối tượng kinh doanh theo phương thức đa cấp cụ thể như sau:
Đối tượng kinh doanh theo phương thức đa cấp
1. Hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp chỉ được thực hiện đối với hàng hóa. Mọi hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp với đối tượng không phải là hàng hóa đều bị cấm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Những hàng hóa sau không được kinh doanh theo phương thức đa cấp:
a) Hàng hóa là thuốc; thiết bị y tế; các loại thuốc thú y (bao gồm cả thuốc thú y thủy sản); thuốc bảo vệ thực vật; hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn hạn chế sử dụng và cấm sử dụng trong lĩnh vực gia dụng và y tế và các loại hóa chất nguy hiểm;
b) Sản phẩm nội dung thông tin số.
Như vậy, đối tượng không được kinh doanh theo phương thức đa cấp bao gồm các hàng hóa nêu trên. Trong đó, hàng hóa là thiết bị y tế là một trong những hàng hóa không được kinh doanh theo phương thức đa cấp.
Hàng hóa là thiết bị y tế có được kinh doanh theo phương thức đa cấp không?(Hình từ Internet)
Người nước ngoài có được tham gia bán hàng theo phương thức đa cấp tại Việt Nam hay không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Nghị định 40/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 23 Điều 1 Nghị định 18/2023/NĐ-CP có quy định về điều kiện đối với người tham gia bán hàng đa cấp cụ thể như sau:
Điều kiện đối với người tham gia bán hàng đa cấp
...
2. Những trường hợp sau không được tham gia bán hàng đa cấp:
a) Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc có tiền án về các tội sản xuất, buôn bán hàng giả, sản xuất, buôn bán hàng cấm, quảng cáo gian dối, lừa dối khách hàng, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, chiếm giữ trái phép tài sản, tội vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp;
b) Người nước ngoài không có giấy phép lao động tại Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền cấp gắn với doanh nghiệp mà người đó tham gia bán hàng đa cấp, trừ trường hợp được miễn theo quy định của pháp luật.
c) Người tham gia bán hàng đa cấp đã từng bị xử phạt do vi phạm các quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 5 Nghị định này mà chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính;
d) Cá nhân quy định tại điểm c khoản 1 Điều 7 Nghị định này;
đ) Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì người nước ngoài không có giấy phép lao động tại Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền cấp gắn với doanh nghiệp mà người đó tham gia bán hàng đa cấp, trừ trường hợp được miễn theo quy định của pháp luật thì không được tham gia bán hàng đa cấp
Do đó, nếu người nước ngoài có giấy phép lao động tại Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền cấp gắn với doanh nghiệp mà người đó tham gia bán hàng đa cấp hoặc người nước ngoài thuộc trường hợp được miễn theo quy định của pháp luật có thề tham gia bán hàng theo phương thức đa cấp tại Việt Nam.
Người tham gia bán hàng theo phương thức đa cấp bị cấm thực hiện các hành vi nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 40/2018/NĐ-CP có quy định các hành vi bị cấm đối với người tham gia bán hàng đa cấp như sau:
Những hành vi bị cấm trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp
...
2. Cấm người tham gia bán hàng đa cấp thực hiện những hành vi sau đây:
a) Hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Cung cấp thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn về lợi ích của việc tham gia bán hàng đa cấp, tính năng, công dụng của hàng hóa, hoạt động của doanh nghiệp bán hàng đa cấp;
c) Tổ chức hội thảo, hội nghị, đào tạo về kinh doanh theo phương thức đa cấp khi chưa được doanh nghiệp bán hàng đa cấp ủy quyền bằng văn bản;
d) Lôi kéo, dụ dỗ, mua chuộc người tham gia bán hàng đa cấp của doanh nghiệp khác tham gia vào mạng lưới của doanh nghiệp mà mình đang tham gia;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, địa vị xã hội, nghề nghiệp để khuyến khích, yêu cầu, lôi kéo, dụ dỗ người khác tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp hoặc mua hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp;
e) Thực hiện hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương nơi doanh nghiệp chưa được cấp xác nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương.
...
Như vậy, những hành vi bị cấm đối với người tham gia bán hàng đa cấp bao gồm:
- Yêu cầu người khác phải đặt cọc hoặc nộp một khoản tiền nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp;
- Cung cấp thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn về lợi ích của việc tham gia bán hàng đa cấp, tính năng, công dụng của hàng hóa, hoạt động của doanh nghiệp bán hàng đa cấp;
- Tổ chức hội thảo, hội nghị, đào tạo về kinh doanh theo phương thức đa cấp khi chưa được doanh nghiệp bán hàng đa cấp ủy quyền bằng văn bản;
- Lôi kéo, dụ dỗ, mua chuộc người tham gia bán hàng đa cấp của doanh nghiệp khác tham gia vào mạng lưới của doanh nghiệp mà mình đang tham gia;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, địa vị xã hội, nghề nghiệp để khuyến khích, yêu cầu, lôi kéo, dụ dỗ người khác tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp hoặc mua hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp;
- Thực hiện hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương nơi doanh nghiệp chưa được cấp xác nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp tác xã giải thể thì quỹ chung không chia hình thành từ hỗ trợ của Nhà nước được bàn giao cho ai?
- Mẫu báo cáo tổng hợp kết quả thanh toán trực tiếp tiền giao dịch lùi thời hạn thanh toán của VSDC?
- Mã số thông tin của dự án đầu tư xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng thể hiện các thông tin gì?
- Vé số bị rách góc có đổi được hay không sẽ do ai quyết định? Vé số bị rách góc cần phải đổi thưởng trong thời hạn bao lâu?
- Thông tin tín dụng là gì? Hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cần phải tuân thủ những quy định nào?