Hàng hóa thêm chất phụ gia không được phép sử dụng làm thay đổi chất lượng có được xem là hàng giả không?
Hàng hóa thêm chất phụ gia không được phép sử dụng làm thay đổi chất lượng có được xem là hàng giả không?
Căn cứ tại tiết 1.2 tiểu mục 1 Mục III Thông tư liên tịch 10/2000/TTLT-BTM-BTC-BCA-BKHCNMT, có quy định về hàng giả như sau:
HÀNG GIẢ
Hàng hoá có một trong các dấu hiệu sau đây được coi là hàng giả:
1- Hàng giả chất lượng hoặc công dụng.
1.1- Hàng hoá không có giá trị sử dụng hoặc giá trị sử dụng không đúng như bản chất tự nhiên, tên gọi và công dụng của nó.
1.2- Hàng hoá đưa thêm tạp chất, chất phụ gia không được phép sử dụng làm thay đổi chất lượng; không có hoặc có ít dược chất, có chứa dược chất khác với tên dược chất ghi trên nhãn hoặc bao bì; không có hoặc không đủ hoạt chất, chất hữu hiệu không đủ gây nên công dụng ; có hoạt chất, chất hữu hiệu khác với tên hoạt chất, chất hữu hiệu ghi trên bao bì.
1.3- Hàng hoá không đủ thành phần nguyên liệu hoặc bị thay thế bằng những nguyên liệu, phụ tùng khác không đảm bảo chất lượng so với tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá đã công bố, gây hậu quả xấu đối với sản xuất, sức khỏe người, động vật, thực vật hoặc môi sinh, môi trường.
1.4- Hàng hoá thuộc danh mục Tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng mà không thực hiện gây hậu quả xấu đối với sản xuất, sức khỏe người, động vật, thực vật hoặc môi sinh, môi trường .
1.5- Hàng hoá chưa được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn mà sử dụng giấy chứng nhận hoặc dấu phù hợp tiêu chuẩn (đối với danh mục hàng hoá bắt buộc).
Như vậy, theo quy định trên thì hàng hóa thêm chất phụ gia không được phép sử dụng thay đổi chất lượng của hàng hóa thì được xem là hàng giả.
Hàng hóa thêm chất phụ gia không được phép sử dụng làm thay đổi chất lượng có được xem là hàng giả không? (Hình từ Internet)
Hàng hóa thêm chất phụ gia không được phép sử dụng làm thay đổi chất lượng thì xử lý như thế nào?
Căn cứ tại tiểu mục 6 Mục V Thông tư liên tịch 10/2000/TTLT-BTM-BTC-BCA-BKHCNMT, có quy định về kiểm tra và xử lý hàng giả như sau:
KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ HÀNG GIẢ
…
6- Xử lý hàng giả:
6.1- Tái xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hàng giả, hàng kém chất lượng nhập khẩu đang làm thủ tục Hải quan theo các quyết định của các cơ quan có thẩm quyền.
6.2- Tổ chức tiêu huỷ theo quy định hiện hành của Nhà nước:
- Hàng hoá, vật phẩm không có giá trị sử dụng.
- Hàng hoá không đảm bảo mức chất lượng tối thiểu gây hại đối với sản xuất hoặc tính mạng, sức khoẻ người, động vật, thực vật và môi sinh, môi trường.
- Các loại đề can, tem, nhãn hàng hoá mẫu nhãn hiệu, bao bì sản phẩm hàng hoá , hoá đơn, chứng từ, tiền , ấn phẩm được xác định là giả .
6.3- Được lưu thông phải tuân thủ các điều kiện sau:
- Là hàng hoá có giá trị sử dụng nhưng phải loại bỏ các yếu tố vi phạm trên hàng hoá (nhãn mác, bao bì vi phạm ...) và thông báo rộng rãi cho người tiêu dùng biết.
- Gia công, chế biến lại để hàng hoá đảm bảo tính hợp pháp khi lưu thông hoặc tận dụng làm nguyên liệu.
Theo quy định trên thì hàng hoá không đảm bảo mức chất lượng tối thiểu gây hại đối với sản xuất hoặc tính mạng, sức khoẻ người, động vật, thực vật và môi sinh, môi trường thì bị tiêu hủy.
Như vậy, thì hàng hóa thêm chất phụ gia không được phép sử dụng làm thay đổi chất lượng không đảm bảo mức chất lượng tối thiểu gây hại với tính mạng, sức khỏe con người, động vật, thực vật và môi trường, môi sinh thì sẽ bị tiêu hủy.
Tái xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hàng giả, hàng kém chất lượng nhập khẩu đang làm thủ tục Hải quan theo các quyết định của các cơ quan có thẩm quyền.
Cơ sở sản xuất hàng hóa phải có trách nhiệm như thế nào về hàng hóa?
Căn cứ tại tiết 1.7 tiểu mục 1 Mục VII Thông tư liên tịch 10/2000/TTLT-BTM-BTC-BCA-BKHCNMT, có quy định về tổ chức thực hiện như sau:
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1- Để tổ chức thực hiện Chỉ thị số 31-1999/CT/TTg ngày 27/10/1999 của Thủ tướng Chính phủ về đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả và Thông tư này, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm:
…
1.7- Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh:
- Các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh không được sản xuất, buôn bán hàng giả. Mọi tổ chức và cá nhân có trách nhiệm chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc đấu tranh chống hàng giả phát hiện cho các lực lượng kiểm tra kiểm soát, các đối tượng và tụ điểm sản xuất kinh doanh hàng giả để có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân sản xuất, lắp ráp hàng hoá sử dụng biện pháp dán tem để chống giả cho sản phẩm của mình. Tem chống giả của doanh nghiệp không được trùng hoặc tương tự với các loại tem hàng nhập khẩu Nhà nước phát hành.
Như vậy, theo quy định trên thì cơ sở sản xuất hàng hóa phải có trách nhiệm như sau:
- Cơ sở sản xuất không được sản xuất, buôn bán hàng giả.
- Cơ sở sản xuất phải có trách nhiệm chủ động phối hợp với các cơ quan chứng năng trong việc đấu tranh chống hàng giả phát hiện cho các lực lượng kiểm tra kiểm soát, các đối tượng sản xuất và tụ điểm sản xuất kinh doanh hàng giả để có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
- Tem chống giả của doanh nghiệp không được trùng hoặc tương tự với các loại tem hàng nhập khẩu Nhà nước phát hành
- Khuyến kích các cơ sở sản xuất hoá sử dụng biện pháp dán tem để chống giả cho sản phẩm của mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi xảy ra sự kiện gì công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường? Nội dung công bố thông tin định kỳ là gì?
- 15 thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú của công dân theo Nghị định 154/2024 áp dụng từ 2025 thế nào?
- Lời chúc ngày truyền thống của Hội Cựu chiến binh Việt Nam 6 12 2024? Lời chúc kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội CCB Việt Nam?
- Khẩu hiệu Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam 2024 ý nghĩa? Khẩu hiệu tuyên truyền kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập Hội CCB Việt Nam 2024?
- 04 báo cáo lao động doanh nghiệp phải nộp trước khi kết thúc năm? Mẫu báo cáo lao động mới nhất?