Hàng hóa và dịch vụ kinh doanh tại Siêu thị phải đáp ứng những yêu cầu gì? Theo tiêu chuẩn Siêu thị, Siêu thị có thể phân thành mấy hạng?

Theo tiêu chuẩn Siêu thị, cơ sở kinh doanh thương mại được gọi là Siêu thị và phân hạng Siêu thị có thể phân thành mấy hạng? Hàng hóa và dịch vụ kinh doanh tại Siêu thị phải đáp ứng những yêu cầu gì? Trên đây là thắc mắc của Chị Bích Trâm tại Cần Thơ.

Theo tiêu chuẩn Siêu thị, cơ sở kinh doanh thương mại được gọi là Siêu thị và phân hạng Siêu thị có thể phân thành mấy hạng?

Căn cứ theo Điều 3 Quy chế Siêu thị, Trung tâm thương mại (sau đây gọi là Quy chế) Ban hành kèm theo Quyết định 1371/2004/QĐ-BTM quy định về tiêu chuẩn Siêu thị như sau:

Tiêu chuẩn Siêu thị
Được gọi là Siêu thị và phân hạng Siêu thị nếu cơ sở kinh doanh thương mại có địa điểm kinh đoanh phù hợp với Quy hoạch phát triển mạng lưới thương mại của tỉnh, thành phố và có quy mô, trình độ tổ chức kinh doanh đáp ứng các tiêu chuẩn cơ bản của một trong ba hạng Siêu thị theo quy định dưới đây:
1. Siêu thị hạng I:
1.1. Áp dụng đối với Siêu thị kinh doanh tổng hợp:
1.1. 1. Có diện tích kinh doanh từ 5.000 m2 trở lên;
1.1.2. Danh mục hàng hóa kinh doanh từ 20.000 tên hàng trở lên;
1.1.3. Công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có tính thẩm mỹ cao, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, đảm bảo các yêu cầu phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an toàn và thuận tiện cho mọi đối tượng khách hàng; có bố trí nơi trông giữ xe và khu vệ sinh cho khách hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của Siêu thị;
1.1.4. Có hệ thống kho và các thiết bị kỹ thuật bảo quản, sơ chế, đóng gói, bán hàng, thanh toán và quản lý kinh doanh tiên tiến, hiện đại;
...
2. Siêu thị hạng II:
2.1. Áp dụng đối với Siêu thị kinh doanh tổng hợp:
2.1.1. Có diện tích kinh doanh từ 2.000 m2 trở lên;
2.1.2. Có Danh mục hàng hóa kinh doanh từ 10.000 tên hàng trở lên;
2.1.3. Công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có tính thẩm mỹ, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật hiện đại đảm bảo các yêu cầu phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an toàn và thuận tiện cho khách hàng; có bố trí nơi trông giữ xe và khu vệ sinh cho khách hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của Siêu thị;
...
3. Siêu thị hạng III:
3.1. Áp dụng đối với Siêu thị kinh doanh tổng hợp:
3.1.1. Có diện tích kinh doanh từ 500 rn2 trở lên;
3.1.2. Danh mục hàng hóa kinh doanh từ 4.000 tên hàng trở lên;
3.1.3. Công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật đảm bảo các yêu cầu phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an toàn, thuận tiện cho khách hàng; có bố trí nơi trông giữ xe và khu vệ sinh cho khách hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của Siêu thị;
3.1.4. Có kho và các thiết bị kỹ thuật bảo quản, đóng gói, bán hàng, thanh toán và quản lý kinh doanh hiện đại;
....

Theo đó, được gọi là Siêu thị và phân hạng Siêu thị nếu cơ sở kinh doanh thương mại có địa điểm kinh đoanh phù hợp với Quy hoạch phát triển mạng lưới thương mại của tỉnh, thành phố và có quy mô, trình độ tổ chức kinh doanh đáp ứng các tiêu chuẩn cơ bản của một trong ba hạng Siêu thị.

Như vậy, Siêu thị được phân thành ba hạng sau: Siêu thị hạng I, Siêu thị hạng II và Siêu thị hạng III. Tiêu chuẩn cơ bản của mỗi hạng được quy định cụ thể trên.

Siêu thị

Hàng hóa và dịch vụ kinh doanh tại Siêu thị phải đáp ứng những yêu cầu gì? (Hình từ Internet)

Hàng hóa và dịch vụ kinh doanh tại Siêu thị phải đáp ứng những yêu cầu gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Quy chế Ban hành kèm theo Quyết định 1371/2004/QĐ-BTM quy định như sau:

Hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại Siêu thị, Trung tâm thương mại
1. Hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại Siêu thị, Trung tâm thương mại phải bảo đảm đúng các quy định của pháp luật và thực hiện những yêu cầu cụ thể sau đây:
1.1. Có tên thương mại riêng hoặc tên thương mại của Siêu thị hoặc Trung tâm thương mại (nếu hàng hóa, dịch vụ không có tên thương mại riêng phải có tên hàng hóa, dịch vụ) và phải ghi rõ xuất xứ của hàng hóa theo quy định của pháp luật.
1.2. Có mã số, mã vạch đối với những loại hàng hóa có thể đăng ký mã số, mã vạch để thuận tiện cho công tác quản lý của Siêu thị, Trung tâm thương mại và giám sát của khách hàng.
1.3. Đối với hàng hóa là thực phẩm phải đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn thực phẩm và ghi rõ thời hạn sử dụng trên bao bì đóng gói. Nếu là nông sản, thực phẩm ở dạng tươi hoặc sơ chế không có bao bì đóng gói sẵn thì phải qua chọn lọc, phân loại, ghi rõ xuất xứ, chất lượng và thời hạn sử dụng tại giá hàng, quầy hàng.
1.4. Tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại Siêu thị, Trung tâm thương mại phải có giá bán được thể hiện rõ ràng trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc được niêm yết tại giá hàng, quầy hàng, điểm kinh doanh dịch vụ.
1.5. Hàng hóa có bảo hành phải ghi rõ thời hạn và địa điềm bảo hành.
1.6. Nguồn hàng được tổ chức cung ứng ổn định và thường xuyên thông qua đơn hàng hoặc hợp đồng với các nhà sản xuất kinh doanh.
...

Như vậy, hàng hóa và dịch vụ kinh doanh tại Siêu thị phải bảo đảm đúng các quy định của pháp luật và thực hiện những yêu cầu cụ thể nêu trên.

Những loại hàng hóa và dịch vụ kinh doanh nào không được kinh doanh tại Siêu thị?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 7 Quy chế Ban hành kèm theo Quyết định 1371/2004/QĐ-BTM quy định như sau:

Hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại Siêu thị, Trung tâm thương mại
...
2. Không được kinh doanh tại siêu thị, Trung tâm thương mại các loại hàng hóa, dịch vụ sau đây:
2.1. Hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật; hàng lậu, hàng giả, hàng không rõ xuất xứ, hàng quá thời hạn sử dụng và hàng không đảm bảo chất lượng theo quy định của pháp luật như hàng mất phẩm chất, hàng kém chất lượng, hàng nhiễm độc và động thực vật bị dịch bệnh...).
2.2. Hàng hóa không đúng quy định về nhãn hàng hóa, về tem thuế hàng hóa nhập khẩu và tem thuế hàng hoa tiêu thụ đặc biệt.
2.3. Hàng hóa có chứa chất phóng xạ hoặc thiết bị phát bức xạ i-on hóa quá mức độ cho phép theo quy định.
2.4. Các loài vật liệu nổ; các loại chất lỏng, chất khí dễ gây cháy nổ (như xăng dầu, gas, khí nén...).
2.5. Các loại thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật thuộc danh mục hạn chế kinh doanh theo quy định của pháp luật.
2.6. Hàng hóa có chứa hóa chất độc hại thuộc danh mục hạn chế kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Theo đó, những loại hàng hóa được quy định cụ thể trên không được kinh doanh tại Siêu thị.

Siêu thị
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hàng hóa và dịch vụ kinh doanh tại Siêu thị phải đáp ứng những yêu cầu gì? Theo tiêu chuẩn Siêu thị, Siêu thị có thể phân thành mấy hạng?
Pháp luật
Biển hiệu của Siêu thị chuyên doanh hạng I được ghi như thế nào trong trường hợp ghi thêm bằng tiếng nước ngoài?
Pháp luật
Danh mục hàng hóa kinh doanh trong Siêu thị hạng 2 có ít nhất bao nhiêu tên hàng? Quy tắc gọi tên hàng hóa được quy định thế nào?
Pháp luật
Thương nhân kinh doanh Siêu thị phải định kỳ báo cáo tình hình hoạt động của Siêu thị theo yêu cầu của cơ quan nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Siêu thị
5,323 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Siêu thị

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Siêu thị

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào