Hành khách đi tàu có được gửi xe máy trên tàu hỏa không? Trường hợp xe máy gửi trên tàu hỏa bị hư hỏng thì có được bồi thường không?
Hành lý vận tải bằng tàu hỏa bao gồm những loại nào?
Theo khoản 6, khoản 7 và khoản 8 Điều 3 Thông tư 09/2018/TT-BGTVT quy định về hành lý và các loại hành lý như sau:
- Hành lý là vật dụng, hàng hóa vận chuyển trên tàu khách bao gồm hành lý xách tay và hành lý ký gửi.
Theo đó, các loại hành lý được quy định như sau:
+ Hành lý xách tay là hành lý của hành khách đi tàu được mang theo người lên toa xe khách.
+ Hành lý ký gửi là hành lý gửi trên toa hành lý.
Vận tải hành lý bằng tàu hỏa
Xe máy có được xem là hành lý được vận tải bằng tàu hỏa không?
Theo Điều 13 Thông tư 09/2018/TT-BGTVT quy định về vận tải hành lý như sau:
- Hành lý được vận tải phải tuân thủ các quy định tại Điều 11 của Thông tư này.
- Hành lý là vật dụng, hàng hóa không thuộc loại bị nghiêm cấm vận chuyển trong vận tải đường sắt, trường hợp vật dụng, hàng hóa là hàng nguy hiểm, động vật sống, thi hài, hài cốt phải tuân thủ các quy định tại các Điều 62, Điều 63, Điều 64 của Luật Đường sắt và các quy định của pháp luật có liên quan.
- Hành lý xách tay do hành khách đóng gói phải có đồ chứa đựng đảm bảo an toàn hành lý, không để các tính chất, đặc tính tự nhiên của hàng hóa ảnh hưởng đến hành khách khác và được để đúng nơi quy định trên toa hành khách, do hành khách tự bảo quản.
- Hành lý ký gửi phải đảm bảo các điều kiện sau:
+ Hành lý ký gửi phải được hành khách, người gửi hành lý ký gửi đóng gói chắc chắn theo đúng quy định của doanh nghiệp về kích thước, trọng lượng mỗi kiện hàng. Đảm bảo không bị mất mát, giảm khối lượng, hư hỏng hoặc giảm chất lượng trong quá trình vận chuyển;
+ Bên ngoài bao gói của hành lý ký gửi phải có các thông tin sau: Họ tên, địa chỉ, số điện thoại, số fax (nếu có) của hành khách, người gửi hành lý ký gửi, người nhận hành lý ký gửi; số hiệu vé hành lý ký gửi; ký hiệu, biểu trưng đặc tính của hàng hóa;
+ Trước khi nhận vận chuyển, doanh nghiệp có trách nhiệm kiểm tra bao gói và yêu cầu sửa chữa, bổ sung cho đúng quy định, trường hợp nghi ngờ về tính xác thực của hàng hóa chứa bên trong, doanh nghiệp được quyền yêu cầu hành khách, người gửi hành lý ký gửi mở bao gói để kiểm tra.
- Doanh nghiệp quy định những loại hành lý ký gửi không bắt buộc phải đóng gói khi vận chuyển.
- Những vật dụng, hàng hóa không được mang theo người bao gồm:
+ Hàng nguy hiểm;
+ Vũ khí, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép sử dụng hợp lệ;
+ Những chất gây mất vệ sinh, làm bẩn toa xe;
+ Thi hài, hài cốt;
+ Hàng hóa cấm lưu thông;
+ Động vật sống (trừ chó cảnh, mèo, chim, cá cảnh nhưng phải có trang bị thích hợp để giữ gìn vệ sinh, không gây ảnh hưởng tới người xung quanh);
+ Vật cồng kềnh làm trở ngại việc đi lại trên tàu, làm hư hỏng trang thiết bị toa xe.
Và tại Điều 12 Thông tư 09/2018/TT-BGTVT quy định đối với hành lý ký gửi như sau:
- Hành khách, người gửi hành lý ký gửi có trách nhiệm phải ghi đúng, đủ nội dung của tờ khai gửi hàng, đúng tên hàng hóa theo mẫu do doanh nghiệp quy định và chịu trách nhiệm về tính trung thực của việc kê khai, tính hợp pháp của hàng hóa trong hành lý ký gửi.
- Doanh nghiệp tổ chức kiểm tra bao bì, số lượng, ký hiệu, mã hiệu, biểu trưng đặc tính của hàng hóa và xác nhận vào tờ khai gửi hàng.
Căn cứ các quy định trên, trường hợp hành lý được vận tải bằng đường sắt phải đảm bảo các điều kiện đối với hành lý. Theo đó, hành lý được vận tải bằng đường sắt là vật dụng, hàng hóa không thuộc loại bị nghiêm cấm vận chuyển trong vận tải đường sắt. Xe máy được xem là hành lý ký gửi theo quy định của Thông tư 09/2018/TT-BGTVT. Do đó, khi gửi xe máy bằng đường sắt phải đáp ứng các quy định chung đối với hành lý và quy định đối với hành lý ký gửi.
Trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc vận tải hành lý bằng đường sắt như thế nào?
* Trách nhiệm trong việc xếp dỡ, bảo quản hành lý ký gửi theo Điều 14 Thông tư 09/2018/TT-BGTVT:
- Doanh nghiệp chịu trách nhiệm trong việc xếp, dỡ, bảo quản hành lý ký gửi và được thu tiền xếp, dỡ hành lý ký gửi theo quy định của doanh nghiệp.
- Hành lý ký gửi bị mất mát, giảm khối lượng, hư hỏng hoặc giảm chất lượng trong quá trình vận chuyển, xếp, dỡ, bảo quản, nếu do lỗi của doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải đền bù phần hàng hóa bị mất mát, giảm khối lượng, hư hỏng hoặc giảm chất lượng theo quy định tại Điều 29 của Thông tư này.
*Trách nhiệm báo tin hành lý ký gửi đến theo Điều 15 Thông tư 09/2018/TT-BGTVT:
- Khi hành lý ký gửi được vận chuyển tới ga đến, doanh nghiệp phải báo tin ngay cho người nhận biết và xác nhận về thời điểm mà người nhận hành lý ký gửi đã nhận được tin báo.
- Hành lý ký gửi đến ga đến chậm hơn hoặc sớm hơn theo thỏa thuận giữa hành khách, người gửi hành lý ký gửi với doanh nghiệp thì doanh nghiệp có trách nhiệm báo tin kịp thời cho hành khách, người gửi hành lý ký gửi và người nhận.
* Trách nhiệm trong việc công khai kỳ hạn vận chuyển, nhận hành lý ký gửi theo Điều 16 Thông tư 09/2018/TT-BGTVT:
- Kỳ hạn vận chuyển hành lý ký gửi bao gồm thời hạn nhận tại ga đi, thời gian vận chuyển trên đường và kỳ hạn nhận hành lý ký gửi tại ga đến.
- Kỳ hạn nhận hành lý ký gửi là thời gian doanh nghiệp trao trả hành lý ký gửi cho người nhận được tính từ khi người nhận hành lý ký gửi nhận được tin báo của doanh nghiệp về việc hành lý ký gửi đã được vận chuyển đến ga.
- Doanh nghiệp quy định và công bố công khai kỳ hạn quy định tại các khoản 1 và khoản 2 Điều này và việc giải quyết bồi thường thiệt hại do vi phạm kỳ hạn.
*Trách nhiệm giao trả hành lý ký gửi theo Điều 17 Thông tư 09/2018/TT-BGTVT:
- Khi nhận hành lý ký gửi, hành khách, người nhận hành lý ký gửi phải kiểm tra hành lý, xuất trình và trả lại cho doanh nghiệp vé hành lý.
- Đối với người nhận hành lý ký gửi ngoài việc thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này đồng thời phải xuất trình một trong các giấy tờ theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này.
- Trường hợp hành khách, người nhận hành lý ký gửi bị mất vé hành lý thì phải kê khai, khai báo các nội dung liên quan cần thiết theo hướng dẫn của doanh nghiệp; xuất trình một trong các giấy tờ theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này, để được nhận hành lý.
- Trường hợp hành lý ký gửi bị mất mát, giảm khối lượng, hư hỏng hoặc giảm chất lượng sai khác so với nội dung đã được kê khai theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư này, hành khách, người nhận hành lý ký gửi phải kịp thời báo với người đại diện bên giao hành lý ký gửi của doanh nghiệp và bên giao hành lý ký gửi của doanh nghiệp có trách nhiệm lập biên bản xác nhận hiện trạng của hành lý ký gửi với hành khách, người nhận hành lý ký gửi để làm cơ sở bồi thường và giải quyết tranh chấp (nếu có).
- Doanh nghiệp có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi nhất để hành khách và người nhận hành lý ký gửi nhận hành lý.
Hành lý vận tải bằng tàu hỏa bị hư hỏng thì giải quyết như thế nào?
Theo khoản 4 Điều 17 Thông tư 09/2018/TT-BGTVT quy định về việc xử lý trong trường hợp hành lý ký gửi bị mất mát như sau:
Trường hợp hành lý ký gửi bị mất mát, giảm khối lượng, hư hỏng hoặc giảm chất lượng sai khác so với nội dung đã được kê khai theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư này, hành khách, người nhận hành lý ký gửi phải kịp thời báo với người đại diện bên giao hành lý ký gửi của doanh nghiệp và bên giao hành lý ký gửi của doanh nghiệp có trách nhiệm lập biên bản xác nhận hiện trạng của hành lý ký gửi với hành khách, người nhận hành lý ký gửi để làm cơ sở bồi thường và giải quyết tranh chấp (nếu có).
Và tại Điều 29 Thông tư 09/2018/TT-BGTVT quy định về việc bồi thường trong trường hợp hành lý ký gửi bị hư hỏng như sau:
- Hành lý ký gửi bị mất mát, giảm khối lượng, hư hỏng hoặc giảm chất lượng, thì được bồi thường một trong các hình thức sau đây:
+ Theo mức do hai bên thỏa thuận;
+ Theo giá thị trường của hàng hóa đó tại thời điểm trả tiền và địa điểm trả hàng; trong trường hợp không có giá thị trường của hàng hóa đó thì theo giá trị trung bình của hàng hóa cùng loại, cùng chất lượng trong khu vực nơi trả hàng.
- Hành lý ký gửi bị mất mát, giảm khối lượng, hư hỏng hoặc giảm chất lượng một phần thì bồi thường phần mất mát, giảm khối lượng, hư hỏng hoặc giảm chất lượng; trường hợp mất mát, giảm khối lượng, hư hỏng hoặc giảm chất lượng dẫn đến hư hỏng hoặc không sử dụng được toàn bộ thì phải bồi thường toàn bộ và doanh nghiệp được quyền sở hữu số hàng hóa tổn thất đã bồi thường.
- Ngoài việc bồi thường thiệt hại theo quy định tại các khoản 1, khoản 2 Điều này, doanh nghiệp còn phải hoàn lại cho người gửi toàn bộ tiền vận chuyển và chi phí đã thu.
- Hành khách, người gửi hành lý ký gửi và doanh nghiệp thỏa thuận về các hình thức và mức bồi thường được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này hoặc bằng các hình thức và mức bồi thường khác mà hai bên thống nhất thực hiện, trường hợp không thỏa thuận được thì việc bồi thường được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
Như vậy, hành lý được vận tải bằng đường sắt bao gồm hành lý xách tay và hành lý ký gửi. Theo đó, xe máy được xem là hành lý ký gửi được vận tải bằng đường sắt nên phải đáp ứng các điều kiện quy định đối với hành lý ký gửi. Trường hợp, hành lý ký gửi bị hư hỏng thì được bồi thường, ngoài ra, doanh nghiệp còn phải hoàn lại cho người gửi toàn bộ tiền vận chuyển và chi phí đã thu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu có được căn cứ vào bản án kết luận của Toà án hay không?
- Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi không? Ngân hàng nào không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi?
- Lời nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 27 cuối kì 1? Mẫu nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 27 học kì 1?
- Tải mẫu mới nhất: Bảng tổng hợp dự toán gói thầu thi công xây dựng? Quy định về việc xác định và thẩm tra, thẩm định, phê duyệt dự toán gói thầu?
- Luật Thuế giá trị gia tăng hiện hành quy định những gì? Quy định về giá tính thuế giá trị gia tăng thế nào?