Hành lang an toàn đường bộ là gì? Hành lang an toàn đường bộ chồng lấn với hành lang an toàn đường sắt thì phân định ranh giới quản lý thế nào?
Hành lang an toàn đường bộ là gì?
Hành lang an toàn đường bộ được giải thích tại khoản 5 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 như sau:
Hành lang an toàn đường bộ là dải đất dọc hai bên đất của đường bộ, tính từ mép ngoài đất của đường bộ ra hai bên để bảo đảm an toàn giao thông đường bộ.
Theo đó, hành lang an toàn đường bộ là dải đất dọc hai bên đất của đường bộ, tính từ mép ngoài đất của đường bộ ra hai bên để bảo đảm an toàn giao thông đường bộ.
Hành lang an toàn đường bộ (Hình từ Internet)
Giới hạn hành lang an toàn đường bộ đối với đường cao tốc ngoài đô thị được quy định như thế nào?
Giới hạn hành lang an toàn đường bộ đối với đường cao tốc ngoài đô thị được quy định tại Điều 15 Nghị định 11/2010/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 100/2013/NĐ-CP như sau:
Giới hạn hành lang an toàn đường bộ
Hành lang an toàn đường bộ là dải đất dọc hai bên đất của đường bộ nhằm bảo đảm an toàn giao thông và bảo vệ công trình đường bộ. Giới hạn hành lang an toàn đường bộ xác định theo quy hoạch đường bộ được cấp có thẩm quyền phê duyệt và được quy định như sau:
1. Đối với đường ngoài đô thị: Căn cứ cấp kỹ thuật của đường theo quy hoạch, phạm vi hành lang an toàn đường bộ có bề rộng tính từ đất của đường bộ trở ra mỗi bên là:
a) 17 mét đối với đường cấp I, cấp II;
b) 13 mét đối với đường cấp III;
c) 09 mét đối với đường cấp IV, cấp V;
d) 04 mét đối với đường có cấp thấp hơn cấp V.
2. Đối với đường đô thị, giới hạn hành lang an toàn đường bộ là chỉ giới đường đỏ theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Đối với đường cao tốc ngoài đô thị:
a) 17 mét, tính từ đất của đường bộ ra mỗi bên;
b) 20 mét, tính từ mép ngoài của kết cấu ngoài cùng ra mỗi bên đối với cầu cạn và hầm;
c) Trường hợp đường cao tốc có đường bên, căn cứ vào cấp kỹ thuật của đường bên để xác định hành lang an toàn theo Khoản 1 Điều này nhưng không được nhỏ hơn giới hạn hành lang an toàn được quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 3 Điều này.
4. Đối với đường cao tốc trong đô thị:
a) Không nhỏ hơn 10 mét tính từ mép ngoài của kết cấu ngoài cùng ra mỗi bên đối với hầm và cầu cạn;
b) Là chỉ giới đường đỏ theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với hầm và cầu cạn có đường bên và đường cao tốc có đường bên;
c) Từ mép ngoài của mặt đường đến chỉ giới đường đỏ, nhưng không nhỏ hơn 10 mét đối với đường cao tốc không có đường bên.
...
Theo quy định trên, hành lang an toàn đường bộ là dải đất dọc hai bên đất của đường bộ nhằm bảo đảm an toàn giao thông và bảo vệ công trình đường bộ.
Giới hạn hành lang an toàn đường bộ xác định theo quy hoạch đường bộ được cấp có thẩm quyền phê duyệt và được quy định như sau:
- Đối với đường cao tốc ngoài đô thị:
+ 17 mét, tính từ đất của đường bộ ra mỗi bên;
+ 20 mét, tính từ mép ngoài của kết cấu ngoài cùng ra mỗi bên đối với cầu cạn và hầm;
+ Trường hợp đường cao tốc có đường bên, căn cứ vào cấp kỹ thuật của đường bên để xác định hành lang an toàn theo khoản 1 nêu trên nhưng không được nhỏ hơn giới hạn hành lang an toàn được quy định cụ thể trên.
Hành lang an toàn đường bộ chồng lấn với hành lang an toàn đường sắt thì phân định ranh giới quản lý như thế nào?
Hành lang an toàn đường bộ chồng lấn với hành lang an toàn đường sắt thì phân định ranh giới quản lý theo quy định tại Điều 15 Nghị định 11/2010/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 100/2013/NĐ-CP như sau:
Giới hạn hành lang an toàn đường bộ
...
5. Đối với đường bộ có hành lang an toàn chồng lấn với hành lang an toàn đường sắt thì phân định ranh giới quản lý theo nguyên tắc ưu tiên bố trí hành lang an toàn cho đường sắt, nhưng ranh giới hành lang an toàn dành cho đường sắt không được chồng lên công trình đường bộ.
Trường hợp đường bộ, đường sắt liền kề và chung nhau rãnh dọc thì ranh giới hành lang an toàn là mép đáy rãnh phía nền đường cao hơn, nếu cao độ bằng nhau thì ranh giới hành lang an toàn là mép đáy rãnh phía đường sắt.
6. Đối với đường bộ có hành lang an toàn chồng lấn với hành lang bảo vệ đường thủy nội địa thì ranh giới hành lang an toàn là mép bờ tự nhiên.
7. Xử lý hành lang an toàn đường cao tốc đã được xác định theo quy định trước ngày Nghị định này có hiệu lực:
a) Trường hợp dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đã thực hiện xong hoặc đang thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, phạm vi hành lang an toàn giữ nguyên theo phạm vi đã được phê duyệt;
b) Trường hợp dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng chưa thực hiện bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, Chủ đầu tư dự án phê duyệt lại hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt lại phạm vi hành lang an theo quy định tại Nghị định này.
Theo đó, đối với đường bộ có hành lang an toàn chồng lấn với hành lang an toàn đường sắt thì phân định ranh giới quản lý theo nguyên tắc ưu tiên bố trí hành lang an toàn cho đường sắt, nhưng ranh giới hành lang an toàn dành cho đường sắt không được chồng lên công trình đường bộ.
Trường hợp đường bộ, đường sắt liền kề và chung nhau rãnh dọc thì ranh giới hành lang an toàn là mép đáy rãnh phía nền đường cao hơn, nếu cao độ bằng nhau thì ranh giới hành lang an toàn là mép đáy rãnh phía đường sắt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo tổng kết thi hành pháp luật và đánh giá thực trạng quan hệ xã hội về thủ tục ban hành quyết định hành chính?
- Báo cáo tổng kết công tác đội và phong trào thiếu nhi? Tải Mẫu Báo cáo tổng kết công tác đội mới nhất?
- Ngày 20 tháng 12 có sự kiện gì? Ngày 20 tháng 12 là thứ mấy? Ngày 20 12 có phải ngày lễ lớn của nước ta?
- Hợp đồng cho thuê lại lao động không được thỏa thuận về những nội dung nào? Thời hạn cho thuê lại lao động?
- Kinh doanh dịch vụ kế toán có bao gồm cung cấp dịch vụ lập báo cáo tài chính không? Nội dung kiểm tra kế toán?