Hành vi buôn bán nhãn thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật giả mạo bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Tôi xem tin tức thời sự mỗi ngày và thấy việc hàng giả được bán ra thị trường đời sống ngày nhiều và rất ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Và tôi có xem đến tin tức về thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật thì có thấy nói rằng thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất được xem là hàng giả? Vậy điều này có đúng không? Và cho tôi hỏi thêm nếu có hành vi buôn bán nhãn hàng giả mạo thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật bị xử lý như thế nào?

Thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất có được xem là hàng giả không?

Căn cứ tại khoản 7 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP có quy định các loại “Hàng giả” bao gồm:

- Hàng hóa có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng hoặc có giá trị sử dụng, công dụng không đúng so với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký;

- Hàng hóa có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản hoặc định lượng chất chính tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;

- Thuốc giả theo quy định tại khoản 33 Điều 2 của Luật Dược năm 2016 và dược liệu giả theo quy định tại khoản 34 Điều 2 của Luật Dược năm 2016;

- Thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất; không có đủ loại hoạt chất đã đăng ký; có hoạt chất khác với hoạt chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa; có ít nhất một trong các hàm lượng hoạt chất chỉ đạt từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng;

- Hàng hóa có nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu, phân phối hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã số công bố, mã số mã vạch của hàng hóa hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác; giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa hoặc nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa;

- Tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả.

Do đó, theo quy định nêu trên thì thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất được xem là hàng giả.

Hành vi buôn bán nhãn thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật giả mạo bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Hành vi buôn bán nhãn thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật giả mạo bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Hành vi buôn bán nhãn thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật giả mạo bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Theo Điều 11 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, cụ thể:

"1. Đối với hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa quy định tại điểm đ khoản 7 Điều 3 Nghị định này, mức phạt tiền như sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá dưới 3.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp dưới 5.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 30.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 50.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt quy định tại khoản 1 Điều này đối với hành vi nhập khẩu hàng giả hoặc hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, thuốc, nguyên liệu làm thuốc mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

b) Là thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trông thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi;

c) Là mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, chất tẩy rửa, hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, xi măng, sắt thép xây dựng, mũ bảo hiểm."

Đồng thời, theo khoản 3, khoản 4 Điều 11 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Hình thức xử phạt bổ sung

- Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 4 Điều này;

- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.

Biện pháp khắc phục hậu quả

- Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì hàng giả hoặc buộc tiêu hủy hàng giả đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm b khoản này;

- Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng giả đối với hành vi nhập khẩu hàng giả quy định tại Điều này;

- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.

Có thể thấy, với hành vi buôn bán nhãn thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất giả mạo sẽ bị phạt tiền tùy theo từng mức độ vi phạm tại khoản 1 Điều 11 và nếu có hành vi nhập khẩu hàng giả hoặc hàng giả thuộc thì sẽ bị phạt gấp 02 lần. Ngoài ra, hình thức xử phạt bổ sung đó là tịch thu tang vật và tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 01 tháng đến 03 tháng. Còn biện pháp khắc hậu quả đó là: Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì hàng giả hoặc buộc tiêu hủy hàng giả; Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng giả đối với hành vi nhập khẩu hàng giả và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp.

Mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành vi buôn bán nhãn thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật giả mạo

Theo khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP quy định như sau:

"Điều 4. Quy định các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả
4. Mức phạt tiền:
a) Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực thương mại là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là 200.000.000 đồng đối với cá nhân và 400.000.000 đồng đối với tổ chức;
b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện, trừ các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 33, Điều 34, Điều 35, Điều 68, Điều 70, khoản 6, 7, 8, 9 Điều 73 và khoản 6, 7, 8 Điều 77 của Nghị định này. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân."
Hàng giả
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hành vi buôn bán nhãn thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật giả mạo bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Pháp luật
Sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, tàng trữ để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý bị phạt hành chính thế nào năm 2024?
Pháp luật
Cơ quan hải quan khi phát hiện hàng giả sẽ xử lý như thế nào? Làm sao để có thể xác minh hàng giả?
Pháp luật
Tội buôn lậu được hiểu thế nào theo quy định của pháp luật? Hành vi vận chuyển hàng giả thì phạm tội buôn lậu hay buôn bán hàng giả?
Pháp luật
Hành vi bán kem dưỡng da là hàng giả mạo nhãn mác bao bì sẽ bị xử phạt hành chính như thế nào? Có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không?
Pháp luật
Hàng giả là gì? Hành vi sản xuất hàng giả về công dụng nếu bị phát hiện sẽ bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Sản xuất hàng fake các nhãn hiệu thời trang nếu bị cơ quan chức năng phát hiện thì sẽ bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Buôn bán hàng fake các nhãn hàng thời trang nếu bị cơ quan chức năng phát hiện sẽ bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Thế nào là hàng giả, hàng nhái theo quy định của pháp luật? Xử phạt hành vi sản xuất hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa như thế nào?
Pháp luật
Bán sữa ông Thọ giả cho người tiêu dùng có bị phạt không? Hành vi này có được xem là hành vi mua bán hàng giả không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hàng giả
2,940 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hàng giả

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hàng giả

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào