Hành vi cản trở người có thẩm quyền kiểm tra việc sử dụng điện có thể bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Hành vi cản trở người có thẩm quyền kiểm tra việc sử dụng điện có phải là hành vi vi phạm pháp luật không?
- Hành vi cản trở người có thẩm quyền kiểm tra việc sử dụng điện có thể bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở người có thẩm quyền kiểm tra việc sử dụng điện là bao lâu?
Hành vi cản trở người có thẩm quyền kiểm tra việc sử dụng điện có phải là hành vi vi phạm pháp luật không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 7 Luật Điện lực 2004 về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động điện lực và sử dụng điện như sau:
Các hành vi bị cấm trong hoạt động điện lực và sử dụng điện
1. Phá hoại các trang thiết bị điện, thiết bị đo đếm điện và công trình điện lực.
2. Hoạt động điện lực không có giấy phép theo quy định của Luật này.
3. Đóng, cắt điện trái quy định của pháp luật.
4. Vi phạm các quy định về an toàn trong phát điện, truyền tải điện, phân phối điện và sử dụng điện.
5. Cản trở việc kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện.
6. Trộm cắp điện.
7. Sử dụng điện để bẫy, bắt động vật hoặc làm phương tiện bảo vệ, trừ trường hợp được quy định tại Điều 59 của Luật này.
8. Vi phạm các quy định về bảo vệ hành lang an toàn lưới điện, khoảng cách an toàn của đường dây và trạm điện.
9. Cung cấp thông tin không trung thực làm tổn hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoạt động điện lực và sử dụng điện.
10. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để gây sách nhiễu, phiền hà, thu lợi bất chính trong hoạt động điện lực và sử dụng điện.
11. Các hành vi khác vi phạm quy định của pháp luật về điện lực.
Như vậy, một trong những hành vi bị pháp luật nghiêm cấm trong hoạt động điện lực và sử dụng điện đó là cản trở việc kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện. Thế nên, hành vi cản trở người có thẩm quyền kiểm tra việc sử dụng điện là hành vi vi phạm pháp luật.
Cá nhân có hành vi cản trở người có thẩm quyền kiểm tra việc sử dụng điện có thể bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền? (Hình từ internet)
Hành vi cản trở người có thẩm quyền kiểm tra việc sử dụng điện có thể bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 134/2013/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 2 Nghị định 17/2022/NĐ-CP) về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm các quy định về sử dụng điện như sau:
Vi phạm các quy định về sử dụng điện
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi cản trở người có thẩm quyền kiểm tra việc sử dụng điện.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Vô ý gây sự cố hệ thống điện của bên bán điện;
b) Tự ý cấp điện cho tổ chức, cá nhân khác.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi tự ý lắp đặt, đóng, cắt, sửa chữa, di chuyển, thay thế các thiết bị điện và công trình điện của bên bán điện.
...
Và căn cứ theo điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định 134/2013/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 2 Nghị định 17/2022/NĐ-CP) quy định về các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và mức phạt tiền như sau:
Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và mức phạt tiền
...
3. Mức phạt tiền:
a) Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực điện lực là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức;
b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện, trừ các hành vi vi phạm hành chính được quy định do tổ chức thực hiện tại Điều 5, Điều 7, Điều 8, từ khoản 2 đến khoản 6 Điều 9, Điều 10, khoản 4 và các khoản từ khoản 6 đến khoản 9 Điều 11, Điều 13, Điều 14, Điều 20, khoản 2 Điều 21, Điều 23, Điều 31 Nghị định này.
Như vậy, hành vi cản trở người có thẩm quyền kiểm tra việc sử dụng điện có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Tuy nhiên, mức phạt tiền được quy định ở trên là mức phạt tiền được áp dụng đối với hành vi vi phạm của cá nhân. Nếu tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì có thể bị xử phạt từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở người có thẩm quyền kiểm tra việc sử dụng điện là bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Nghị định 134/2013/NĐ-CP quy định về thời hiệu xử phạt, vi phạm hành chính đã kết thúc, vi phạm hành chính đang được thực hiện, vi phạm hành chính nhiều lần như sau:
Quy định về thời hiệu xử phạt, vi phạm hành chính đã kết thúc, vi phạm hành chính đang được thực hiện, vi phạm hành chính nhiều lần
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm trong lĩnh vực điện lực, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là 01 năm; đối với các hành vi vi phạm về sản xuất, nhập khẩu phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thì thời hiệu xử phạt là 02 năm.
...
Theo đó, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở người có thẩm quyền kiểm tra việc sử dụng điện là 01 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương pháp xác định mức sử dụng năng lượng trong các cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa từ ngày 1/4/2025 ra sao?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh Bảng A thế nào?
- Quà tết tặng cho nhân viên, người lao động có chịu thuế thu nhập cá nhân không? Cách tính số thuế từ quà tặng?
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?