Hành vi chôn, lấp chất thải nguy hại không đúng quy trình bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Yêu cầu về lưu giữ chất thải nguy hại tại cơ sở được quy định thế nào?
Tại khoản 2 Điều 83 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về việc lưu giữ chất thải nguy hại như sau:
"Điều 83. Khai báo, phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển chất thải nguy hại
...
2. Việc lưu giữ chất thải nguy hại phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Phải được lưu giữ riêng theo loại đã được phân loại;
b) Không để lẫn chất thải nguy hại với chất thải thông thường;
c) Không làm phát tán bụi, rò rỉ chất thải lỏng ra môi trường;
d) Chỉ được lưu giữ trong một khoảng thời gian nhất định theo quy định của pháp luật."
Như vậy chủ chất thải khi lưu giữ chất thải nguy hại tại cơ sở thì phải tuân thủ các quy định trên.
Hành vi chôn, lấp chất thải nguy hại không đúng quy trình bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Xử lý chất thải nguy hại phải đáp ứng các yêu cầu gì?
Tại khoản 1 và khoản 3 Điều 84 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về xử lý chất thải phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Chất thải nguy hại phải được xử lý bằng công nghệ phù hợp và đáp ứng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Đáp ứng yêu cầu về cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại như sau:
+ Phù hợp với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia hoặc quy hoạch có nội dung về xử lý chất thải nguy hại, trừ trường hợp cơ sở đồng xử lý chất thải nguy hại;
+ Bảo đảm khoảng cách an toàn về môi trường theo quy định;
+ Công nghệ xử lý chất thải nguy hại phải được thẩm định, có ý kiến theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ; khuyến khích áp dụng công nghệ thân thiện môi trường, kỹ thuật hiện có tốt nhất, công nghệ xử lý kết hợp với thu hồi năng lượng;
+ Có giấy phép môi trường;
+ Có nhân sự phụ trách về bảo vệ môi trường được đào tạo chuyên ngành môi trường hoặc lĩnh vực chuyên môn phù hợp;
+ Có quy trình vận hành an toàn công nghệ, phương tiện, thiết bị chuyên dụng phù hợp;
+ Có kế hoạch quản lý môi trường gồm nội dung kiểm soát ô nhiễm và quản lý chất thải; an toàn lao động, vệ sinh lao động; phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường; đào tạo, tập huấn định kỳ hằng năm; chương trình giám sát môi trường; đánh giá hiệu quả xử lý chất thải nguy hại; phương án xử lý ô nhiễm, cải tạo môi trường sau khi kết thúc hoạt động;
+ Ký quỹ bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 137 của Luật này trong trường hợp có hoạt động chôn lấp chất thải.
Hành vi chôn, lấp chất thải nguy hại không đúng quy trình bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Tại Nghị định mới Nghị định 45/2022/NĐ-CP có hiệu lực vào ngày 25/08/2022 sắp tới quy định về biện pháp xử lý vi phạm hành chính với hành vi này cụ thể tại khoản 7, 8, 9 Điều 29 Nghị định này như sau:
"Điều 29. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường đối với chủ nguồn thải chất thải nguy hại
...
7. Hành vi chôn, lấp, đổ, thải hoặc đốt chất thải nguy hại trái quy định về bảo vệ môi trường, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với trường hợp chôn, lấp, đổ, thải hoặc đốt dưới 100 kg chất thải nguy hại;
b) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với trường hợp chôn, lấp, đổ, thải hoặc đốt từ 100 kg đến dưới 250 kg chất thải nguy hại;
c) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với trường hợp chôn, lấp, đổ, thải hoặc đốt từ 250 kg đến dưới 500 kg chất thải nguy hại;
d) Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với trường hợp chôn, lấp, đổ, thải hoặc đốt từ 500 kg đến dưới 1.000 kg chất thải nguy hại;
đ) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 350.000.000 đồng đối với trường hợp chôn, lấp, đổ, thải hoặc đốt từ 1.000 kg đến dưới 1.500 kg chất thải nguy hại, trừ trường hợp chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy thuộc Phụ lục A của Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy theo quy định;
e) Phạt tiền từ 350.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với trường hợp chôn, lấp, đổ, thải hoặc đốt từ 1.500 kg đến dưới 2.000 kg chất thải nguy hại, trừ trường hợp chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy thuộc Phụ lục A của Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy theo quy định;
g) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 450.000.000 đồng đối với trường hợp chôn, lấp, đổ, thải hoặc đốt từ 2.000 kg đến dưới 2.500 kg chất thải nguy hại, trừ trường hợp chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy thuộc Phụ lục A của Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy theo quy định;
h) Phạt tiền từ 450.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với trường hợp chôn, lấp, đổ, thải hoặc đốt từ 2.500 kg đến dưới 3.000 kg chất thải nguy hại, trừ trường hợp chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy thuộc Phụ lục A của Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy theo quy định;
i) Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng đối với trường hợp đốt từ 3.000 kg chất thải nguy hại trở lên.
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 7 Điều này;
b) Tịch thu phương tiện vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 7 Điều này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng môi trường ban đầu do hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 6, khoản 7 Điều này gây ra;
b) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này;
c) Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy định và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra;
d) Buộc chuyển giao chất thải cho đơn vị có chức năng xử lý do hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này gây ra.
Như vậy, về hành vi chôn lấp chất thải nguy hại không đúng quy trình theo quy định áp dụng mức phạt thấp nhất là 100 triệu và cao nhất là 600 triệu. Đồng thời áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả theo khoản 8, khoản 9 Điều 29 Nghị định 45/2022/NĐ-CP.
Lưu ý: Tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 45/2022/NĐ-CP thì mức phạt trên chỉ áp dụng đối với cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi xảy ra sự kiện gì công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường? Nội dung công bố thông tin định kỳ là gì?
- 15 thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú của công dân theo Nghị định 154/2024 áp dụng từ 2025 thế nào?
- Lời chúc ngày truyền thống của Hội Cựu chiến binh Việt Nam 6 12 2024? Lời chúc kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội CCB Việt Nam?
- Khẩu hiệu Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam 2024 ý nghĩa? Khẩu hiệu tuyên truyền kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập Hội CCB Việt Nam 2024?
- 04 báo cáo lao động doanh nghiệp phải nộp trước khi kết thúc năm? Mẫu báo cáo lao động mới nhất?