Hành vi cố ý gây cháy rừng sẽ bị xử phạt hành chính như thế nào? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Xin cho hỏi về quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng đối với cá nhân tổ chức hiện nay là gì vậy ạ? Trong trường hợp một người có hành vi gây cháy rừng sẽ bị xử phạt hành chính thế nào, có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?

Các quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng đối với cá nhân tổ chức hiện nay là gì?

Theo quy định tại Điều 39 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng như sau:

Điều 39. Phòng cháy và chữa cháy rừng
1. Chủ rừng phải lập và thực hiện phương án phòng cháy và chữa cháy rừng; chấp hành sự hướng dẫn, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Mọi trường hợp sử dụng lửa trong rừng, gần rừng để dọn nương rẫy, dọn đồng ruộng, chuẩn bị đất trồng rừng, đốt trước mùa khô hanh hoặc dùng lửa vì mục đích khác, người sử dụng lửa phải thực hiện các biện pháp phòng cháy và chữa cháy rừng.
3. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tiến hành hoạt động trong rừng, xây dựng công trình ở trong rừng, ven rừng phải chấp hành quy định về phòng cháy và chữa cháy; thực hiện biện pháp phòng cháy và chữa cháy rừng của chủ rừng.
4. Khi xảy ra cháy rừng, chủ rừng phải kịp thời chữa cháy rừng, thông báo ngay cho cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan; khắc phục hậu quả sau cháy rừng và báo cáo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm phối hợp chữa cháy rừng kịp thời.
5. Trường hợp cháy rừng xảy ra trên diện rộng có nguy cơ gây thảm họa dẫn đến tình trạng khẩn cấp, việc chữa cháy rừng phải thực hiện theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.
6. Kiểm lâm chủ trì, phối hợp với lực lượng cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn hướng dẫn chủ rừng xây dựng phương án phòng cháy và chữa cháy rừng.

Như vậy, cá nhân tổ chức khi hoạt động trong rừng xây dựng công trình ở trong rừng, ven rừng phải chấp hành quy định về phòng cháy và chữa cháy; thực hiện biện pháp phòng cháy và chữa cháy rừng của chủ rừng.

Hành vi cố ý gây cháy rừng sẽ bị xử phạt hành chính như thế nào?

Hành vi cố ý gây cháy rừng sẽ bị xử phạt hành chính như thế nào? (Hình từ Internet)

Hành vi gây cháy rừng sẽ bị xử phạt hành chính như thế nào?

Căn cứ theo khoản 10 Điều 17 Nghị định 35/2019/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy rừng gây cháy rừng như sau:

"Điều 17. Vi phạm các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy rừng gây cháy rừng
...
10. Hành vi cố ý gây cháy rừng, đốt rừng với bất kỳ mục đích gì thì xử phạt theo quy định tại Điều 20 của Nghị định này."

Theo đó, nếu người có hành vi cố ý gây cháy rừng, đốt rừng thì bị xử phạt hành chính theo Điều 20 Nghị định 35/2019/NĐ-CP, nếu có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy rừng gây cháy rừng bị xử phạt theo Điều 17 Nghị định 35/2019/NĐ-CP.

Hành vi gây cháy rừng có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Về truy cứu trách nhiệm hình sự, bạn tham khảo Điều 243 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm a khoản 63 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 như sau:

“Điều 243. Tội hủy hoại rừng
1. Người nào đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc rừng chưa có trữ lượng có diện tích từ 30.000 mét vuông (m2) đến dưới 50.000 mét vuông (m2);
b) Rừng sản xuất có diện tích từ 5.000 mét vuông (m2) đến dưới 10.000 mét vuông (m2);
c) Rừng phòng hộ có diện tích từ 3.000 mét vuông (m2) đến dưới 7.000 mét vuông (m2);
d) Rừng đặc dụng có diện tích từ 1.000 mét vuông (m2) đến dưới 3.000 mét vuông (m2);
đ) Gây thiệt hại về lâm sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích;
e) Thực vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng; thực vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA trị giá từ 40.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
g) Diện tích rừng hoặc trị giá lâm sản dưới mức quy định tại một trong các điểm a, b, c, d, đ và e khoản này nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
...
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
...
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
..."

Như vậy, với hành vi gây cháy rừng có thể được xem là tội hủy hoại rừng và người có hành vi vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Bên cạnh đó, mức phạt tù cao nhất là 15 năm đối với tội này.

Cháy rừng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thông báo nhanh khi có vụ cháy rừng xảy ra qua thư điện tử được không? Vụ cháy rừng có nhiều lực lượng tham gia thì người chỉ huy là ai?
Pháp luật
Chủ rừng hút thuốc trong rừng sản xuất gây cháy thì bị xử lý hành chính như thế nào? Chủ rừng có bị xử lý hình sự không?
Pháp luật
Trong mùa nắng nóng kéo dài thì việc trực phòng cháy và chữa cháy rừng sẽ thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Nắng nóng kéo dài có gây cháy rừng hay không? Nắng nóng kéo dài thì các biện pháp phòng cháy và chữa cháy rừng nào cần phải đẩy mạnh thực hiện?
Pháp luật
Cháy rừng do tự nhiên có phải là thiên tai hay không? Khi cháy rừng xảy ra thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có nhiệm vụ gì?
Pháp luật
Khi dự báo cháy rừng đạt cấp độ bao nhiêu thì UBND chỉ đạo các lực lượng rà soát, xác định các khu vực trọng điểm có nguy cơ cháy rừng cao trên địa bàn?
Pháp luật
Cháy rừng do tự nhiên là gì? Tin dự báo, cảnh báo cháy rừng do tự nhiên gồm những nội dung nào?
Pháp luật
Chủ rừng là cá nhân có bắt buộc phải tuyên truyền và phổ biến các kiến thức về phòng cháy và chữa cháy rừng cho người dân xung quanh hay không?
Pháp luật
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có được chỉ đạo chữa cháy rừng hay không? Ai là người có chức vụ cao nhất chỉ huy cứu nạn cứu hộ tại nơi chữa cháy rừng?
Pháp luật
Xử phạt hành chính đối với hành vi gây cháy rừng ra sao? Chủ rừng khi được giao rừng mà không thực hiện biện pháp phòng trừ sinh vật gây hại rừng theo quy định có bị xử phạt hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cháy rừng
10,466 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cháy rừng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cháy rừng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào