Hành vi cung cấp thông tin gian dối về doanh nghiệp cho khách hàng nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Xin cho hỏi, hành vi cung cấp thông tin gian dối về doanh nghiệp cho khách hàng nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào? Việc cung cấp thông tin gian dối nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác nhiều lần thì có thuộc tình tiết tăng nặng hay không? Câu hỏi của chị Hà từ Bình Định.

Cung cấp thông tin gian dối nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác có phải là hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm hay không?

Căn cứ Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm như sau:

Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm
1. Xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh dưới các hình thức sau đây:
a) Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó;
b) Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó.
2. Ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó.
3. Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp đưa thông tin không trung thực về doanh nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.
4. Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp đó.
5. Lôi kéo khách hàng bất chính bằng các hình thức sau đây:
a) Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về doanh nghiệp hoặc hàng hóa, dịch vụ, khuyến mại, điều kiện giao dịch liên quan đến hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác;
b) So sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung.
6. Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó.
7. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác bị cấm theo quy định của luật khác.

Như vậy, hành vi cung cấp thông tin gian dối về doanh nghiệp cho khách hàng nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác thuộc hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm.

Hành vi cung cấp thông tin gian dối về doanh nghiệp cho khách hàng nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Cung cấp thông tin gian dối nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác có phải là hành vi cạnh tranh không lành mạng bị cấm hay không? (Hình từ Internet)

Hành vi cung cấp thông tin gian dối về doanh nghiệp cho khách hàng nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Căn cứ Điều 20 Nghị định 75/2019/NĐ-CP quy định về hành vi lôi kéo khách hàng bất chính như sau:

Hành vi lôi kéo khách hàng bất chính
1. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi lôi kéo khách hàng bất chính bằng các hình thức sau đây:
a) Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về doanh nghiệp hoặc hàng hóa, dịch vụ, khuyến mại, điều kiện giao dịch liên quan đến hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác;
b) So sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung.
2. Phạt tiền gấp hai lần mức quy định tại khoản 1 Điều này đối với hành vi vi phạm tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hành vi vi phạm được thực hiện trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh;
c) Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cải chính công khai;
b) Loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm.

Đồng thời, căn cứ Điều 4 Nghị định 75/2019/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh như sau:

Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh
...
5. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh là 2.000.000.000 đồng.
6. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi khác vi phạm quy định của Nghị định này là 200.000.000 đồng.
7. Mức phạt tiền tối đa quy định tại Chương II Nghị định này áp dụng đối với hành vi vi phạm của tổ chức; đối với cá nhân có cùng hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh, mức phạt tiền tối đa bằng một phần hai mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức.
...

Như vậy, hành vi cung cấp thông tin gian dối về doanh nghiệp cho khách hàng nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.

Hình thức xử phạt bổ sung được áp dụng đối với hành vi này gồm:

(1) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

(2) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh;

(3) Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.

Bên cạnh đó, người có hành vi vi phạm còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc cải chính công khai và loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm.

Lưu ý: Mức phạt tiền nói trên được áp dụng đối với hành vi vi phạm của tổ chức. Trường hợp cá nhân có cùng hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền bằng một phần hai mức phạt tiền đối với tổ chức.

Hành vi cung cấp thông tin gian dối nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác nhiều lần thì có thuộc tình tiết tăng nặng hay không?

Căn cứ Điều 5 Nghị định 75/2019/NĐ-CP quy định về tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng như sau:

Tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng
...
2. Tình tiết tăng nặng trong xử phạt vi phạm các quy định pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh bao gồm:
a) Vi phạm có tổ chức;
b) Vi phạm nhiều lần; tái phạm;
c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, thiên tai, thảm họa, dịch bệnh hoặc, những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để vi phạm;
d) Tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm mặc dù Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh hoặc cơ quan có thẩm quyền khác đã yêu cầu chấm dứt hành vi đó;
đ) Sau khi vi phạm đã có hành vi trốn tránh, che giấu vi phạm;
e) Vi phạm có quy mô lớn, số lượng hoặc trị giá hàng hóa lớn.
3. Các tình tiết đã được sử dụng để áp dụng chính sách khoan hồng không được tính là một tình tiết giảm nhẹ.

Như vậy, nếu việc cung cấp thông tin gian dối về doanh nghiệp cho khách hàng nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác mà được thực hiện nhiều lần thì có thể áp dụng tình tiết tăng nặng trong xử phạt vi phạm hành chính.

Cung cấp thông tin
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Công dân được tiếp cận những thông tin đất đai nào?
Pháp luật
Mẫu báo cáo hoạt động cung cấp thông tin xuyên biên giới tại Việt Nam áp dụng từ ngày 25/12/2024 như thế nào?
Pháp luật
Cá nhân công khai không đầy đủ thông tin bao bì do mình sản xuất bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Tải về mẫu văn bản đề nghị cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung khiếu nại?
Pháp luật
Hiện nay có bắt buộc phải cung cấp thông tin của khách hàng trong việc sao kê tiền từ thiện hay không?
Pháp luật
Báo chí có quyền yêu cầu doanh nghiệp cung cấp tất cả các thông tin không? Vấn đề cải chính trên báo chí được quy định như thế nào?
Pháp luật
Trước khi chuyển cho đơn vị đầu mối cung cấp thông tin, đơn vị chủ trì tạo ra thông tin phải kiểm tra những gì?
Pháp luật
Ai có nghĩa vụ cung cấp thông tin cho báo chí? Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền không thực hiện cung cấp thông tin cho báo chí thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Trường hợp nào người yêu cầu cung cấp thông tin phải kèm theo văn bản chấp thuận của cá nhân, tổ chức liên quan?
Pháp luật
Trường hợp phiếu yêu cầu cung cấp thông tin chưa đầy đủ thì cơ quan cung cấp thông tin phải có trách nhiệm gì?
Pháp luật
Mẫu phiếu giải quyết yêu cầu cung cấp thông tin mới nhất hiện nay là mẫu nào? Khi nhận được yêu cầu cung cấp thông tin hợp lệ thì cơ quan nhà nước phải làm gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cung cấp thông tin
2,395 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cung cấp thông tin

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cung cấp thông tin

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào