Hành vi đăng bài vu khống, xúc phạm người khác trên mạng xã hội sẽ bị xử lý như thế nào?
Quyền mỗi người về danh dự, nhân phẩm, uy tín như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 20 Hiến pháp 2013 quy định, mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
Căn cứ Điều 34 Bộ luật Dân sự 2015 quy định các điều đảm bảo quyền của mỗi cá nhân về về danh dự, nhân phẩm, uy tín bao gồm:
- Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
- Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình.
- Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ.
- Trường hợp không xác định được người đã đưa tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình thì người bị đưa tin có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thông tin đó là không đúng.
- Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.
Như vậy quyền của mỗi người về danh dự, nhân phẩm, uy tín được pháp luật đưa lên hàng đầu nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi người. Vậy hành vi vu khống, xúc phạm người khác trên facebook là vi phạm pháp luật. Pháp luật cũng quy định về hình thức xử phạt hành vi trên tùy vào mức độ nặng nhẹ mà người thực hiện hành vi đó sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hay truy cứu trách nhiệm hình sự.
Ngoài ra việc sử dụng không gian mạng để thực hiện hành vi đưa thông tin sai sự thật xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác cũng vi phạm quy định tại điểm d khoản 1 Điều 8 Luật An ninh mạng 2018.
Hành vi đăng bài vu khống, xúc phạm người khác trên mạng xã hội sẽ bị xử lý như thế nào?
Xử phạt hành chính với hành vi vu khống, xúc phạm người khác trên mạng xã hội thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định như sau:
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;
b) Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc;
c) Cung cấp, chia sẻ thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn;
d) Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc;
đ) Cung cấp, chia sẻ các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc chưa được phép lưu hành hoặc đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu;
e) Quảng cáo, tuyên truyền, chia sẻ thông tin về hàng hóa, dịch vụ bị cấm;
g) Cung cấp, chia sẻ hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia;
h) Cung cấp, chia sẻ đường dẫn đến thông tin trên mạng có nội dung bị cấm.
Tuy nhiên căn cứ khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định Điều 101 trên là quy định áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
Như vậy hành vi vu khống, xúc phạm người khác có thể bị phạt vi phạm hành chính lên tới 20.000.000 đồng nếu hành vi gây ra bởi tổ chức, nếu là cá nhân gây ra hành vi đó có thể bị phạt lên tới 10.000.000 đồng.
Trách nhiệm hình sự với người có hành vi vu khống, xúc phạm người khác được quy định ra sao?
Nếu có hành vi vu khống, xúc phạm người khác một cách nghiêm trọng thì người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội:
- Làm nhục người khác được quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 với khung hình phạt cao nhất là 30.000.000đ đối với phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ 3 năm và 5 năm đối với phạt tù. Ngoài ra Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm
- Vu khống người khác quy định tại Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015. Với khung hình phạt cao nhất là 7 năm đối với hình phạt tù. Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?