Hành vi đăng tải thông tin hình ảnh người khác nhằm xúc phạm danh dự nhân phẩm, xử phạt hành chính hay bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
- Đăng tải thông tin hình ảnh người khác nhằm xúc phạm danh dự nhân phẩm nếu thuộc trong trường hợp có dấu hiệu của tội vu khống thì bị xử phạt như thế nào?
- Hành vi đăng tải thông tin hình ảnh người khác nhằm xúc phạm danh dự nhân phẩm, bị xử phạt hành chính hay bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
- Đăng tải thông tin hình ảnh người khác nhằm xúc phạm danh dự nhân phẩm thì phải chịu bồi thường thiệt hại như thế nào?
Đăng tải thông tin hình ảnh người khác nhằm xúc phạm danh dự nhân phẩm nếu thuộc trong trường hợp có dấu hiệu của tội vu khống thì bị xử phạt như thế nào?
Ở đây chúng tôi không rõ có hành vi sử dụng hình ảnh của người khác trái phép rồi thực hiện ghép ảnh, tung tin đồn thất thiệt nhằm xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác hay không?
Nếu rơi vào trường hợp này thì có dấu hiệu của tội vu khống quy định tại Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm e khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017, được quy định cụ thể như sau:
- Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
+ Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;
+ Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
+ Có tổ chức;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
+ Đối với 02 người trở lên;
+ Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;
+ Đối với người đang thi hành công vụ;
+ Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
+ Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
+ Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
+ Vì động cơ đê hèn;
+ Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
+ Làm nạn nhân tự sát.
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Về mức phạt của hành vi vu khống, nhẹ nhất là mức phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng và cao nhất là bị phạt tù đến 07 năm. Cháu H có thể nộp đơn tố cáo ra công an, còn cơ quan công an mới là người xem xét có khởi tố vụ án hình sự hay không.
Hành vi đăng tải thông tin hình ảnh người khác nhằm xúc phạm danh dự nhân phẩm, xử phạt hành chính hay bị truy cứu trách nhiệm hình sự? (Hình từ Internet)
Hành vi đăng tải thông tin hình ảnh người khác nhằm xúc phạm danh dự nhân phẩm, bị xử phạt hành chính hay bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Nếu như hành vi này không phải là vu khống; nhưng vẫn xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác, tùy tính chất và mức độ của hành vi có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo điểm a khoản 3 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP
"Điều 7. Vi phạm quy định về trật tự công cộng
...
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 và Điều 54 Nghị định này;
...
14. Biện pháp khắc phục hậu quả:
b) Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 và điểm i khoản 4 Điều này;"
Theo đó, hành vi đăng tải thông tin hình ảnh người khác nhằm xúc phạm danh dự nhân phẩm sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân và 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức.
Ngoài ra, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn đối với hành vi vi phạm.
Trong một số trường hợp có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác theo Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm e khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017:
"Điều 155. Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người đang thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm."
Do đó, người nào có hành vi đăng tải thông tin hình ảnh người khác nhằm xúc phạm danh dự nhân phẩm mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm, hoặc có thể bị phạt tù cao nhất là 05 năm (tùy vào tính chất và mức độ hành vi vi phạm).
Đăng tải thông tin hình ảnh người khác nhằm xúc phạm danh dự nhân phẩm thì phải chịu bồi thường thiệt hại như thế nào?
Bên cạnh đó, người bị xúc phạm, làm nhục có thể khởi kiện dân sự (không phải hình sự) để yêu cầu người này gỡ bỏ hình ảnh, bồi thường thiệt hại cho chị (nếu làm việc này thì chị phải chứng minh được thiệt hại xảy ra).
Căn cứ Điều 592 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về bồi thường thiệt hại do danh dự nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm như sau:
"Điều 592. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;
c) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định”.
Như vậy, nếu bạn A có hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm cháu H thì phải có trách nhiệm bồi thường những chi phí hợp lý để bù đắp lại tổn thất về mặt tinh thần mà cháu H phải gánh chịu.
Hai bên có thể thỏa thuận với nhau về mức bồi thường này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?