Hành vi ép buộc người khác nghỉ học vì lý do giới tính bị xử phạt như thế nào? Trưởng Công an huyện có thẩm quyền xử phạt hành vi ép buộc này không?
- Hành vi ép buộc người khác nghỉ học vì lý do giới tính bị xử phạt như thế nào?
- Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo nam nữ có bình đẳng về độ tuổi đi học và trong việc lựa chọn ngành nghề đào tạo không?
- Trưởng Công an huyện có thẩm quyền xử phạt hành vi ép buộc người khác nghỉ học vì lý do giới tính không?
Hành vi ép buộc người khác nghỉ học vì lý do giới tính bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 và điểm a khoản 7 Điều 9 Nghị định 125/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới liên quan đến giáo dục, đào tạo
...
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vận động, ép buộc người khác nghỉ học vì lý do giới tính.
...
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục quyền lợi hợp pháp của người bị xâm phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này;
...
Tại khoản 1, khoản 2 Điều 5 Nghị định 125/2021/NĐ-CP quy định mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới đối với cá nhân là 30.000.000 đồng.
Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi trên được quy định áp dụng đối với cá nhân, trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Theo đó, hành vi ép buộc người khác nghỉ học vì lý do giới tính là một trong những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới liên quan đến giáo dục, đào tạo.
Như vậy, hành vi ép buộc người khác nghỉ học vì lý do giới tính có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân và từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức. Đồng thời, buộc khôi phục quyền lợi hợp pháp của người bị xâm phạm.
Hành vi ép buộc người khác nghỉ học vì lý do giới tính bị xử phạt như thế nào? (Hình từ Internet)
Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo nam nữ có bình đẳng về độ tuổi đi học và trong việc lựa chọn ngành nghề đào tạo không?
Căn cứ theo Điều 14 Luật Bình đẳng giới 2006 quy định về bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế như sau:
Bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo
1. Nam, nữ bình đẳng về độ tuổi đi học, đào tạo, bồi dưỡng.
2. Nam, nữ bình đẳng trong việc lựa chọn ngành, nghề học tập, đào tạo.
3. Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.
4. Nữ cán bộ, công chức, viên chức khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng mang theo con dưới ba mươi sáu tháng tuổi được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.
5. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo bao gồm:
a) Quy định tỷ lệ nam, nữ tham gia học tập, đào tạo;
b) Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ dạy nghề theo quy định của pháp luật.
Theo đó, nam nữ bình đẳng về độ tuổi đi học, đào tạo, bồi dưỡng, bình đẳng trong việc lựa chọn ngành, nghề học tập, đào tạo.
Đồng thời, nam nữ bình đẳng trong việc tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.
Nữ cán bộ, công chức, viên chức khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng mang theo con dưới ba mươi sáu tháng tuổi được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.
Có 02 biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo nêu trên.
Như vậy, trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo nam nữ bình đẳng trong việc tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ
Trưởng Công an huyện có thẩm quyền xử phạt hành vi ép buộc người khác nghỉ học vì lý do giới tính không?
Căn cứ theo khoản 9 Điều 20 Nghị định 125/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
...
9. Lực lượng Công an nhân dân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có) đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 6, 7, 9, 11, 12 và 13 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 17 Nghị định này và trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Căn cứ theo khoản 4 Điều 17 Nghị định 125/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Công an nhân dân
...
4. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 6.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 12.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
...
Theo đó, lực lượng Công an nhân dân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có) đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới liên quan đến giáo dục, đào tạo theo thẩm quyền quy định và trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Trưởng Công an huyện có các quyền theo quy định cụ thể trên. Trong đó có quyền phạt tiền đến 6.000.000 đồng và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định nên đối với hành vi ép buộc người khác nghỉ học vì lý do giới tính bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân và từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức, đồng thời, buộc khôi phục quyền lợi hợp pháp của người bị xâm phạm thì Trưởng Công an huyện có thẩm quyền xử phạt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lợi nhuận của nhà đầu tư trong hoạt động dầu khí là gì? Chuyển nhượng dự án dầu khí ở nước ngoài thì thực hiện nghĩa vụ tài chính tại đâu?
- Vạch xương cá là gì? Vạch xương cá trên đường để làm gì? Đi theo vạch xương cá như thế nào để không bị phạm luật?
- Tải mẫu bảng tổng hợp dự toán xây dựng công trình điều chỉnh mới nhất hiện nay theo Thông tư 11?
- Chuyển đất trồng lúa sang đất ở không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị phạt bao nhiêu?
- Quyền khác đối với tài sản là gì? Gồm những quyền nào? Quyền khác đối với tài sản có bị hạn chế, bị tước đoạt?