Hành vi giả mạo Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Hành vi giả mạo Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán giả mạo sẽ bị xử lý như thế nào?
- Chánh thanh tra Sở Tài chính có quyền phạt tiền đối với doanh nghiệp giả mạo Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán để kinh doanh?
Hành vi giả mạo Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Theo khoản 4 Điều 42 Nghị định 41/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Xử phạt hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán
1. Phạt cảnh cáo đối với doanh nghiệp thực hiện một trong các hành vi sau đây:
a) Nộp trả lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán cho Bộ Tài chính chậm dưới 15 ngày so với thời hạn quy định khi bị thu hồi;
b) Làm thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán toán chậm dưới 15 ngày so với thời hạn quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với doanh nghiệp thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Nộp trả lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán cho Bộ Tài chính chậm từ 15 ngày trở lên so với thời hạn quy định khi bị thu hồi;
b) Không làm thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán khi có thay đổi phải điều chỉnh theo quy định;
c) Không làm thủ tục hoặc làm thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán chậm từ 15 ngày trở lên so với thời hạn quy định;
d) Sửa chữa, tẩy xóa, làm thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán;
đ) Cho thuê, cho mượn Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với doanh nghiệp thực hiện hành vi không nộp trả lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán cho Bộ Tài chính khi bị thu hồi.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi giả mạo Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán.
...
Theo đó, doanh nghiệp có hành vi giả mạo Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán để kinh danh dịch vụ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán (Hình từ Internet)
Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán giả mạo sẽ bị xử lý như thế nào?
Theo khoản 5 Điều 42 Nghị định 41/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Xử phạt hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán
...
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 2 và khoản 4 Điều này.
...
Theo đó, doanh nghiệp sẽ bị tịch thu Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán giả mạo.
Chánh thanh tra Sở Tài chính có quyền phạt tiền đối với doanh nghiệp giả mạo Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán để kinh doanh?
Theo khoản 1 Điều 69 Nghị định 41/2018/NĐ-CP, Chánh thanh tra Sở Tài chính có quyền xử phạt vi phạm hành chính có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 70 Nghị định 41/2018/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 3 Điều 5 Nghị định 102/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra tài chính
...
2. Chánh thanh tra Sở Tài chính có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập như sau:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền tối đa đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng đối với cá nhân, 100.000.000 đồng đối với tổ chức.
d) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán, kiểm toán có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 5 Nghị định này.
...
Theo đó, Chánh thanh tra Sở Tài chính có quyền xử phạt vi phạm hành chính tối đa đến 25.000.000 đồng trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập.
Đây là mức phạt áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân (Theo khoản 3 Điều 6 Nghị định 41/2018/NĐ-CP).
Tức là đối với tổ các tổ chức có hành vi vi phạm trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập, Chánh thanh tra Sở Tài chính có quyền xử phạt vi phạm hành chính tối đa đến 50.000.000 đồng.
Như vậy, Chánh thanh tra Sở Tài chính có quyền phạt tiền đối với doanh nghiệp giả mạo Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán để kinh doanh (mức phạt cao nhất áp dụng đối với doanh nghiệp giả mạo Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán để kinh doanh là 30.000.000 đồng).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?